Mách Mẹ Cách Chọn Đồ Chơi An Toàn Cho Bé Theo Độ Tuổi

Đồ chơi mầm non là công cụ giúp cho trẻ em được khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Đồ chơi phát triển giác quan cho trẻ sơ sinh, đồng thời nó cũng giúp cho phụ huynh hiểu hơn rõ về tính cách của con.

Chọn đồ chơi an toàn cho bé không đơn thuần chỉ mang tính giải trí. Chọn đồ chơi cho bé cũng không đơn giản chỉ là những món đồ chơi trẻ em mầm non đẹp, an toàn. Đồ chơi mầm non cho bé cần đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển và khả năng của bé. Việc chọn đồ chơi trẻ em an toàn phù hợp cho bé theo từng lứa tuổi sẽ giúp con vừa chơi, vừa học một cách vô cùng đơn giản và dễ dàng.

Xem thêm: Đồ chơi giáo dục là gì? Những lưu ý khi mua đồ chơi giao dục cho trẻ

Đồ Chơi Hoàng Hà xin đưa ra một số gợi ý cách chọn đồ chơi an toàn cho bé theo từng lứa tuổi cho các bậc phụ huynh tham khảo.

1. Đồ chơi cho bé từ 0 – 1 tuổi: (Khả năng phát triển của mỗi trẻ có thể khác nhau)

Lưu ý khi chọn đồ chơi cho bé từ 0 - 6 tháng:

cách chọn đồ chơi cho bé theo độ tuổi

Lưu ý khi chọn đồ chơi cho bé từ 0 – 6 tháng:

Trẻ sơ sinh thích nhìn người – đặc biệt là đôi mắt. Thông thường, bé thích khuôn mặt và màu sắc tươi sáng. Trẻ sơ sinh cũng có thể với tay, được thích thú với những gì bàn tay và bàn chân của bé có thể làm, biết nâng đầu, quay đầu về phía âm thanh, đưa đồ vật vào miệng. Đồ chơi tốt nhất để bé phát triển các giác quan như lục lạc, xúc xắc, đồ treo nôi, gấu bông…

# Đồ chơi tốt cho bé giai đoạn này:

– Chọn những món đồ chơi bé có thể cầm vừa tay, giữ, mút, lắc, làm cho phát ra tiếng kêu như xúc xắc, vòng chuông, đỗ chơi bóp ra tiếng kêu sột soạt, đồ có phần silicon mềm để gặm nướu

– Những đồ chơi kích thích thính giác: nhạc treo nôi, những đồ vật phát ra các bài hát êm dịu, gấu bông ru ngủ…

– Những đồ chơi kích thích thị giác: tranh ảnh hình các gương mặt treo lên để bé có thể quan sát, các loại gương loại không thể đánh vỡ.

# Đồ chơi cho bé từ 7 – 12 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn 7-12 tháng tuổi, các bé đặc biệt thích vận động và phát triển mạnh mẽ về thể chất. Các bé luôn muốn lăn lộn, ngồi, nhảy, leo trèo, kéo đồ, vươn người, đứng và chạy… Bố mẹ có thể chọn cho bé những món đồ chơi giúp bé phát triển kỹ năng vận động cho bản thân.

Đồ chơi cho bé từ 7 - 12 tháng tuổi

cách chọn mua đồ chơi cho trẻ

Bố mẹ nên chơi với trẻ nhiều hơn ở giai đoạn này và khuyến khích trẻ phát triển khả năng tư duy cũng như ghi nhớ. Chẳng hạn như trẻ đã có thể xác định được tên gọi của mình khi có người gọi bé biết quay lại, biết xác định các bộ phận trên cơ thể và tìm các đồ vật, đặt mọi thứ vào hộp. Những món đồ chơi xếp hình và thả khối cũng nên được bố mẹ lựa chọn cho bé tập làm quen trong giai đoạn này để phát triển khả năng tư duy tốt hơn.

Những đồ chơi có thể chơi giả vờ: búp bê, con rối, ô tô nhựa hay gỗ, và các đồ chơi có thể bỏ vào chậu tắm.

Những đồ chơi để thả và nhặt: bát nhựa, bóng nhựa.

Những để xếp dựng: Các khối hình bằng gỗ, bông hay nhựa.

Những đồ chơi cần vận sức: quả bóng lớn, xe đẩy, xe tập đi

2. Đồ chơi cho bé từ 1 – 2 tuổi: (Khả năng phát triển của mỗi trẻ là khác nhau)

# Chọn đồ chơi cho bé 1 tuổi

Trẻ 1 tuổi thông thường đã có thế đi bộ, chạy nhảy, thậm chí là leo cầu thang. Bé thích nghe người lớn kể chuyện, muốn bi bô những từ đầu tiên và có thể chơi cùng những đứa trẻ khác. Trẻ 1 tuổi cũng muốn thử nghiệm, khám phá nhưng cần có người lớn để giữ an toàn.

– Quyển sách giấy với hình minh họa đơn giản hoặc hình ảnh của các đối tượng thực

– Băng, đìa nhạc ghi âm với những bài hát, giai điệu, nhạc quảng cáo, những câu chuyện đơn giản…

Những đồ chơi đóng kịch: điện thoại đồ chơi, búp bê, giường búp bê, toa xe và xe đẩy em bé, con rối, đồ chơi nhồi bông, thú nhựa, xe ô tô nhựa hoặc gỗ.

Những đồ chơi xếp hình: khối gỗ và khối nhựa có khớp nối đơn giản.

Những đồ chơi cần vận não: câu đố, các loại đồ chơi có quay số, công tắc, nút, nắp đậy…

Đồ chơi cho bé từ 1 - 2 tuổi: (Khả năng phát triển của mỗi trẻ là khác nhau)

cách chọn đồ chơi cho trẻ 5 tháng tuổi

# Chọn đồ chơi cho bé 2 tuổi

Trẻ 2 tuổi đã đi thành thạo và đang nhanh chóng học tập ngôn ngữ, cách nói chuyện của người lớn. Ngoài ra, trẻ 2 tuổi còn rất thích làm những thử nghiệm “vật lý” như: nhảy từ trên cao, leo trèo, với tay đu đưa hay trốn dưới gầm giường, bò trườn lăn lộn. Bé cũng đã biết kiểm soát tốt cách cầm nắm của 5 ngón tay.

Những đồ chơi cần vận não: câu đố gỗ (loại 4 đến 12 miếng), các khối chụp cùng nhau, các đồ vật để sắp xếp (theo kích cỡ, hình dạng, màu sắc, mùi vị)

Những đồ chơi đóng kịch phức tạp: bộ đồ chơi xây dựng, đồ nội thất kích cỡ trẻ em (bộ nhà bếp, ghế, chơi thực phẩm), búp bê với các phụ kiện quần áo..

Những đồ chơi sáng tạo: bảng đen và phấn, giấy và bút màu vẽ không độc hại, đất nặn ăn được.

Đồ chơi phát huy khả năng đọc: Sách ảnh với nhiều chi tiết cầu kỳ hơn

– CD và DVD nhạc thiếu nhi

3. Đồ chơi cho bé 3 – 6 tuổi (Khả năng phát triển của mỗi trẻ có thể khác nhau):

Bé từ 3 – 6 tuổi thường có sự tập trung cao hơn. Thông thường các bé nói chuyện rất nhiều và hỏi rất nhiều câu hỏi. Bé vẫn muốn thử nghiệm các kỹ năng vật lý nhưng ở mức độ cao hơn. Ngoài ra, trẻ có nhu cầu được chơi với bạn bè.

Đồ chơi tốt cho trẻ giai đoạn này

Những đồ chơi yêu cầu giải quyết vấn đề: câu đố gỗ (từ 12 đến 20 + miếng), các khối chụp với nhau để sắp xếp theo chiều dài, chiều rộng, chiều cao, hình dáng, màu sắc, mùi, số lượng, và các tính năng khác…

– Những đồ chơi xếp hình: Các khối xếp hình với nhiều hình dạng, khớp nối, có thể lắp được linh hoạt nhiều hình thù phức tạp như oto, máy bay, tòa nhà….

Những đồ chơi sáng tạo: Ngoài giấy bút, đất nặn, trẻ có thể bắt đầu học xé dán, cắt kéo thủ công, xếp hình

Đồ chơi phát huy khả năng đọc: Truyện với nhiều chữ hơn, nhiều số hơn, có ảnh minh họa phức tạp hơn. Mẹ có thể bắt đầu dạy bé đánh vần, làm cộng trừ, đọc tiếng anh.

Nếu bé được sử dụng máy tính hay máy tính bảng: mẹ có thể tải về các phần mềm giáo dục cho con.

Đồ chơi cho bé trên 6 tuổi: (Khả năng phát triển của mỗi trẻ là khác nhau)

cách lựa chọn đồ chơi cho trẻ

4. Đồ chơi cho bé trên 6 tuổi: (Khả năng phát triển của mỗi trẻ là khác nhau)

Khi trẻ tròn 6 tuổi là lúc trẻ đã học hỏi được khá nhiều và ngày càng hoàn thiện. Dù là trẻ đã bắt đầu đi học hay chưa thì ở độ tuổi này, hầu hết mọi trẻ em đều thích đọc sách và tìm tòi những gì chúng thấy trong sách. Trẻ 6 tuổi có thể trở thành người kể chuyện, nhà toán học, nhà khoa học, nha sĩ, vận động viên thể dục dụng cụ hay thậm chí là doanh nhân. Trẻ lúc này có những giấc mơ và sở thích riêng.

Các đồ chơi phù hợp dành cho trẻ 6 tuổi bao gồm nhiều loại đồ chơi giáo dục và phát triển kỹ năng, bộ đồ chơi xếp khối xây dựng hay các dụng cụ thể thao có thể giúp trẻ kiểm tra và rèn luyện các động tác vận động của trẻ thường xuyên và theo cách tốt nhất.

Những loại đồ chơi phù hợp cho trẻ trong giai đoạn này

cách chọn đồ chơi trẻ em

Những loại đồ chơi phù hợp cho trẻ trong giai đoạn này:

Đồ chơi mang tính biểu tượng: Khi trẻ bắt đầu tập đọc, tập viết và bắt đầu làm quen với các ký tự và biểu tượng. Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu làm quen với việc hiểu và sử dụng các biểu tượng này một cách thường xuyên. Chính vì vậy, bố mẹ nên chọn cho trẻ những loại đồ chơi có các biểu tượng đi kèm chẳng hạn như đồ chơi dán bảng, sách hay những loại đồ chơi có hướng dẫn nhớ các biểu tượng bằng video. Những loại đồ chơi này sẽ là hiện thực sinh động giúp trẻ ghi nhớ và hiểu các biểu tượng theo cách tự nhiên nhất.

Đồ chơi phát triển tính hợp tác: Trẻ 6 tuổi rất thích chơi cùng bạn bè, bố mẹ có thể chọn đồ chơi an toàn cho bé có thể phối hợp cùng mọi người xung quanh. Có thể chọn đồ chơi an toàn cho bé có nhiều chi tiết ký tự nhỏ như: Đồ chơi xếp hình, dựng khối gỗ,…

Đồ chơi kể chuyện: Đây là một trong những cách giúp hỗ trợ giáo dục trẻ. Trẻ 6 tuổi sẽ rất thích được mọi người xung quanh lắng nghe mình kể những câu chuyện, sự kiện và trình tự được xây dựng trên các nhân vật mà trẻ đã được nghe. Bố mẹ có thể tìm mua những loại đồ chơi an toàn cho bé có thể tự động kể cho trẻ nghe những câu chuyện thú vị. Mua những con thú nhồi bông và búp bê rồi cùng trẻ đóng vai những nhân vật trong truyện cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho trẻ và bố mẹ.

Bộ đồ chơi xếp hình: Trẻ 6 tuổi rất thích chơi những đồ chơi trẻ em mầm non logic cao và rất hứng thú với việc khám phá sự liên kết dần dần từ bộ phận tới toàn bộ. Bố mẹ nên tìm mua cho trẻ những loại đồ chơi có thể tháo rời và sau đó ghép được chúng lại với nhau. Chẳng hạn như đồ chơi lắp ghép mê cung, xếp hình hoặc những quyển sách đòi hỏi phải vận động trí nhớ, logic và suy luận làm toán

Đồ chơi theo nhóm: Tròn 6 tuổi, trẻ đã có khả năng xử lý được những vấn đề quy tắc phức tạp và cách giải quyết các vấn đề theo nhóm, vì vậy, bố mẹ nên chọn các loại đồ chơi thể thao tập thể để trẻ có chơi cùng các bé cùng trang lứa. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm của trẻ sau này.

Đồ chơi giáo dục: Cả việc học và việc vận động quá nhiều đều khiến trẻ mệt mỏi, chính do vậy, những loại đồ chơi vừa giúp trẻ giải trí vừa có thể giúp trẻ học hỏi được nhiều điều luôn được ưu tiên lựa chọn để hỗ trợ trí tuệ cho trẻ. Những loại đồ chơi video giáo dục và những bộ chơi gỗ học toán và chữ cái tiếng việt là sự lựa chọn hoàn hảo cho trẻ ở độ tuổi này.

Xem thêm: Dạy Trẻ Sử Dụng Kéo An Toàn Và Rèn Kỹ Năng Cắt Cho Trẻ


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *