Sân chơi ngoài trời của trường mầm non là nơi trẻ được đáp ứng nhu cầu được vui chơi, chạy nhảy, nô đùa, tha hồ cười nói thỏa thích… Nó sẽ khiến trẻ cảm thấy “chơi mà học – học mà chơi”, nâng cao hiểu biết và nhận thức của trẻ, hỗ trợ trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất, tinh thần, tình cảm và nhiều kĩ năng xã hội.
Sân chơi ngoài trời cho trẻ mầm non có thể phân chia thành nhiều khu vực như sân chơi chung, sân chơi dành riêng cho nhóm lớp nhà trẻ, lớp mẫu giáo và sân vườn. Thiết kế sân chơi ngoài trời cho trẻ mầm non phải phù hợp với các hoạt động ngoài trời của trẻ cụ thể như vận động thể dục, nhảy múa, chơi các loại đồ chơi bập bênh, nhà banh, cầu trượt trẻ em,…trò chơi giao thông và có khu sân khấu.
Sân chơi trường mầm non phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
– Sân chơi ngoài trời cho trẻ mầm non được thiết kế có đường chạy 30m, chậu rửa tay, hố cát, bể vầy nước sâu không quá 0.3m
– Diện tích tiêu chuẩn cho sân tập thể dục là 0,5 – 0,8 m2/trẻ nhưng không được vượt quá 120 m2
– Đường chạy của các bé không được cắt qua khu vực chơi và sân tập thể dục, không được kết hợp với đường giao thông nội bộ của công trình.
1. Ý nghĩa của sân chơi trường mầm non đối với sự phát triển của trẻ
– Phát triển thể chất: Các hoạt động vận động và vui chơi ngoài trời giúp trẻ tăng cường và nâng cao thể lực, rèn luyện sức khỏe, kiểm soát sự vận động của các cơ quan, hình thành cho trẻ khả năng giữ thăng bằng và sự linh hoạt.
– Phát triển cảm xúc: Khi được tự do khám phá, trải nghiệm và chinh phục, các bé sẽ cảm thấy tự tin và tôn trọng bản thân hơn, ý thức được giá trị của mình. Việc tham gia vào các trò chơi giúp trẻ được bày tỏ cảm xúc trước những nỗi sợ cũng như cảm thấy thỏa mãn khi chinh phục được thử thách nào đó.
– Cải thiện các kỹ năng sống và kỹ năng xã hội một cách hiệu quả: Sân chơi trường mầm non là nơi tạo cơ hội cho các bé được làm quen, kết bạn với những bạn bè cùng trang lứa. Từ đó bé sẽ được rèn luyện khả năng tương tác và tinh thần đồng đội, hình thành những thói quen tốt trong giao tiếp ứng xử. Đây được đánh giá là tiêu chí quan trọng nhất góp phần giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống và kỹ năng xã hội sau này.
2. Những sai lầm thường gặp trong thiết kế sân chơi trường mầm non
Thiết kế sân chơi trường mầm non là một hạng mục không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng bất cứ ngôi trường mầm non nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu quy trình thiết kế và nhiều người đã mắc phải những sai lầm dưới đây:
– Không nắm được quy tắc thiết kế sân chơi trường mầm non
Thiết kế sân chơi trường mầm non là công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp, bởi đây là hạng mục yêu cầu phải cân nhắc rất nhiều yếu tố như nguyên vật liệu, trang trí, thiết kế,… Công đoạn nào cũng đòi hỏi phải được thực hiện theo khá nhiều tiêu chuẩn.
Nếu đơn vị thiết kế khu vui chơi cho trẻ ở trường mầm non không có kiến thức chuyên môn trong thiết kế kiến trúc cũng như không am hiểu về giáo dục mầm non, thì việc hoàn thiện một công trình thiết kế sân chơi trường mầm non là điều hết sức khó khăn.
thiết kế sân chơi trường mầm non
– Tiết kiệm chi phí xây dựng
Khi xây dựng sân chơi ngoài trời cho trẻ mầm non, yêu cầu hàng đầu mà các trường mầm non đặt ra làm thế nào để tiết kiệm một cách tối đa nguồn chi phí. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là cắt gọt hoặc thay thế bằng các phương án không khả thi, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình.
Chính vì vậy, hãy cố gắng loại bỏ tỉ lệ rủi ro ra khỏi bản thiết kế thay vì đề cao sự tiết kiệm nhằm mang lại một sân chơi thực sự vui vẻ và an toàn cho các bé.
– Không được thì sau này sửa
Đây cũng là một trong số những thiếu sót thường gặp trong thiết kế khu vực này. Sân chơi thường không được chú trọng bởi tâm lý dành kinh phí cho các hoạt động khác, hoặc cho rằng có thể xây dựng từ từ khiến cho quá trình làm việc thiếu đi sự nghiêm túc, chỉn chu.
Nhưng có thể thấy rằng, việc đầu tư vào sửa chữa sân chơi mầm non cũng rất mất thời gian và vô cùng tốn kém, chưa nói đến trường hợp phải phá vỡ kết cấu và mục đích thiết kế ban đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vui chơi và học tập của trẻ.
Video thiết kế sân chơi trường mầm non
Tags: Thiết kế sân chơi trường mầm non, Khu vui chơi cho trẻ ở trường mầm non, Thiết kế khu vui chơi trẻ em ngoài trời, Góc chơi với nước cho trẻ mầm non, Trang trí sân chơi trường mầm non, Trang trí sân vườn trường mầm non, Khu vui chơi phát triển thể chất, Ý tưởng thiết kế trường mầm non
Có thể thấy, hoạt động vui chơi ngoài trời không chỉ nâng cao nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh, môi trường thiết kế vừa rất tự nhiên, gần gũi với trẻ vừa hướng trẻ đến những điều mới lạ, khơi gợi hứng thú, thúc đẩy trẻ suy nghĩ, tư duy ngày càng phức tạp và trừu tượng. Bên cạnh đó, thiết kế môi trường thúc đẩy sự hiểu biết của trẻ về trách nhiệm bảo vệ môi trường, kích thích tính tò mò và hiểu biết về thế giới tự nhiên…
Bên cạnh việc thiết kế môi trường gần với văn hóa địa phương, bản sắc dân tộc để trẻ trải nghiệm cảm giác thân quen, môi trường phải đáp ứng sở thích khả năng, hướng đến trẻ em: trẻ dễ dàng di chuyển, sân chơi thiết kế chơi được lâu dài, thu dọn thuận tiện, đồ chơi bền, màu sắc, chất liệu đẹp, có thẩm mỹ.
Sân vườn của trường mầm non phải được bố trí như thế nào? Chào bạn. Tôi tên là Ngọc Hải, tôi hiện đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Gần đây, công ty tôi có nhận một dự án xây dựng trường mầm non. Tuy nhiên, tôi có thắc mắc muốn nhờ bạn giải đáp giúp tôi, cụ thể là: Sân vườn của trường mầm non phải được bố trí như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ bạn. Xin chân thành cảm ơn và chúc Quý công ty nhiều sức khỏe và thành công!
Sân vườn của trường mầm non được bố trí theo quy định tại Tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3907:2011 về trường mầm non – yêu cầu thiết kế như sau:
5.6.1. Sân vườn trong trường mầm non gồm:
– Sân chơi chung;
– Sân chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
– Vườn cây, bãi cỏ.
5.6.2. Sân vườn trong trường mầm non được tổ chức thành các khu chức năng cơ bản sau:
– Khu chơi các trò chơi vận động và thể dục;
– Khu chơi các trò chơi giao thông;
– Khu sân khấu ngoài trời.
5.6.3. Tiêu chuẩn diện tích sân chơi chung không nhỏ hơn 3,0 m2/trẻ ( không tính đối với trẻ dưới 12 tháng).
CHÚ THÍCH:
1) Sân chơi chung ngoài trời bao gồm đường chạy dài 30 m (rộng từ 1,2 m đến 1,5 m), hố cát, chậu rửa tay, bể vầy nước có độ sâu không quá 0,3 m.
2) Sân tập thể dục có tiêu chuẩn diện tích từ 0,5 m2/trẻ đến 0,8 m2/trẻ nhưng không lớn hơn 120 m2.
3) Đường chạy của trẻ không được cắt qua sân tập thể dục hay chỗ chơi và không được bố trí kết hợp với đường giao thông nội bộ trong công trình.
5.6.4. Mỗi nhóm trẻ hay lớp mẫu giáo nên bố trí một sân chơi riêng. Diện tích sân chơi riêng được tính từ 1,0 m2/trẻ đến 1,5 m2/trẻ (đối với nhà trẻ) và từ 2 m2/trẻ đến 2,5 m2/trẻ (đối với lớp mẫu giáo) và được bố trí theo từng nhóm- lớp.
5.6.5. Sân trường, bãi tập phải bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô. Đường đi lại phải bằng phẳng.
5.6.6. Trong sân vườn của trường mầm non có thể bố trí một khu đất để trẻ tập trồng trọt, chăm sóc với tiêu chuẩn diện tích từ 0,3 m2/trẻ đến 0,5 m2/trẻ.
5.6.7. Trong sân vườn của trường mầm non trồng các hàng cây thấp hay dải cỏ, lùm cây, giàn leo hoặc các tiểu cảnh để tạo bóng mát, chắn bụi, giảm tiếng ồn. Các trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời phải phù hợp với các trò chơi có tính giáo dục và phù hợp với trẻ về hình dáng và màu sắc.
5.6.8. Nghiêm cấm trồng các cây có nhựa độc, có gai sắc, có quả vỏ cứng hay có hoa quả thu hút ruồi muỗi.
Trên đây là nội dung quy định về việc bố trí sân vườn của trường mầm non. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại TCVN 3907:2011.
Trân trọng!
Việc đồng bộ hóa được chú trọng ở tất cả các trường nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu dạy và học. Các phòng học, phòng chức năng, sân chơi đều được đầu tư trang thiết bị hiện đại. Không gian ngoài trời của từng cơ sở cũng được chú trọng một cách kỹ lưỡng, giúp trẻ thỏa sức học tập, vui chơi và trải nghiệm một cách thoải mái nhất.