Sáng kiến kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên không chỉ mang đến cho các bạn nhỏ những món quà độc đáo mà nó còn góp phần vào việc giảm lượng rác thải ra môi trường hiện nay. Bài SKKN làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên dưới đây sẽ cung cấp đến cho bạn đọc một số thông tin cũng như cách làm đồ chơi tái chế từ chai nhựa. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Sáng tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ từ nguyên vật liệu tự nhiên- Lá tùng bách.
Tác giả sáng kiến kinh nghiệm: Huỳnh Thị Chí – Đơn vị: Trường mầm non tư thục Hoa Sữa.
LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy đã nhiệt tình hướng dẫn em suốt trình thực đề tài khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn tới các giáo viên, nhân viên trường Mầm non tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù em cố gắng em không tránh khỏi thiếu xót Vì vậy, em mong nhận ý kiến đóng góp Thầy giáo, cô giáo bạn đọc để khóa luận em hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn!
I. Mục đích SKKN làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên
Tạo ra thế giới đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non từ một loại nguyên vật liệu tự nhiên- Lá tùng bách. Nhằm phát huy tính độc lập, tư duy, tích cực sáng tạo của trẻ mầm non góp phần tiết kiệm được kinh phí mua sắm nguyên vật liệu đồ chơi. Đồng thời có hiệu quả trong việc giáo dục bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ.
II. Bản chất của giải pháp:
1- Thực trạng :
– Kinh phí mua sắm thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non hoạt động còn hạn chế.
– Khi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non, cô giáo chưa chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Phương pháp hướng dẫn còn gò bó, áp đặt trẻ, chưa phát huy được tính độc lập sáng tạo của trẻ.
– Mặc dù trong những năm gần đây, giáo viên mầm non cũng đã rất chú trọng đến việc làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải. Đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên nhưng hiệu quả chưa cao.
2. Tính mới của giải pháp:
– Chúng ta sử dụng lá tùng bách hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo sử dụng trong:
+ Hoạt động học
– Hoạt động vui chơi
– Tích hợp trong các hoạt động khác.
– Hướng dẫn cách làm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ từ lá tùng bách.
III. Nội dung giải pháp:
1. Giải pháp mới:
1 .1 Giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo:
a) Hoạt động học: có thể sử dụng vật liệu này để cho trẻ làm, đồ dùng đồ chơi tự tạo tất cả các chủ đề trong năm học:
* Với chủ đề “ Bé thích phương tiện nào? ” bé đã tạo ra được bộ sưu tập về các loại phương tiên giao thông
SKKN làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên
* Trong chủ đề “Cây xanh” sáng tạo cùng những chiếc lá và những người bạn ngộ nghĩnh:
* Chủ đề “Mái ấm gia đình”- Đây là ngôi nhà yêu thương và một số đồ dùng trong gia đình
* Chủ đề “ Những con vật bé yêu” chúng ta tạo thành những con vật theo ý thích.
b)Tích hợp trong các hoạt động khác: khám phá khoa học, âm nhạc, văn học, làm quen chữ cái.
c) Hoạt động vui chơi:
– Vào những dịp ngày lễ, ngày hội, tôi và các cháu đã tạo ra được những chiếc thiệp chúc mừng. Những khung hình thật xinh xắn dễ thương cũng từ lá cây Tùng bách.
1.2 Hướng dẫn cách làm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ:
* Bình ủ trà , ấm pha trà và bộ ly uống nước, bảng bé ngoan:
SKKN làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên
2. Khả năng áp dụng:
– Một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên từ lá tùng bách có thể sử dụng trong tất cả các hoạt động: Hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoặc có thể tích hợp trong các hoạt động khác.
– Sử dụng những đồ dùng đồ chơi từ lá tùng bách cháu say mê hứng thú trong việc tìm tòi. Sáng tạo ra món đồ chơi mầm non theo ý thích của mình
– Các cháu không những say mê hứng thú trong việc tự tìm tòi. Sáng tạo ra món thiết bị đồ chơi mầm non theo ý thích của mình mà kỹ năng của cô và cháu ngày càng khéo léo hơn, tính sáng tạo càng được thể hiện rõ hơn.
3. Hiệu quả:
– Khi sử dụng những sản phẩm này vào trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
– Trong hoạt động tạo tình: Kỹ năng vẽ, nặn xé dán của trẻ tốt hơn hẳn vì đôi bàn tay của trẻ đã khéo léo hơn nhiều.
– Trong hoạt động làm quen với văn học và phát triển ngôn ngữ: Nhờ các đồ dùng, đồ chơi do trẻ tự làm ra, trẻ có thể kể chuyện sáng tạo với những đồ dùng đồ chơi đó.
– Nâng cao chất lượng làm quen với toán: trẻ đếm số lượng, so sánh, thêm bớt, tạo nhóm chia các đối tượng thành hai phần một cách dễ dàng .
– Nâng cao chất lượng làm quen với chữ cái: từ lá tùng bách, trẻ tạo thành những chữ cái đã học một cách dễ dàng.
– Những sản phẩm từ lá tùng bách với những mẫu đồ chơi tự làm cho trẻ mầm non lạ mắt, phong phú. Đa dạng và độc đáo mang tính sáng tạo mà không cần phải tốn kém nhiều tiền. Đồng thời cũng là một giải pháp tích cực xử lí đồ phế liệu, mang lại lợi ích cho con người và môi trường sống.
Xem thêm: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Comments (2)
Mặc dù đã được đầu tư, và bổ sung không ngừng, song thực tế, đồ dùng dạy học cho các trường mầm non tại nhiều địa phương trên cả nước vẫn còn rất thiếu thốn, nghèo nàn. Để khắc phục những hạn chế này, giáo viên các trường mầm non tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát động 1 phong trào tự làm đồ dùng giảng dạy, đồ chơi cho trẻ bằng các vật dụng phế thải, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
Sáng kiến kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi tự nguyên vật liệu phế thải