HOẠT ĐỘNG STEAM: LÀM NHÀ CAO TẦNG CÓ THỂ ĐỨNG ĐƯỢC
I. CÁC YẾU TỐ STEAM
– Khoa học: Tìm hiểu về các kiểu nhà
– Công nghệ: Máy tính, Ipad
– Kỹ thuật: Xây móng nhà, ghép các bức tường bằng nhau đển nhà không bị đổ…
– Nghệ thuật: Vẽ các kiểu nhà tầng
– Toán: Đếm số tầng, hình dạng các ngôi nhà, các cửa nhà, cửa sổ.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
– Trẻ biết các kiểu nhà, biết đặc điểm của nhà tầng.
– Biết cách để ngôi nhà cao tầng không bị đổ.
2. Kỹ năng
– Rèn kỹ năng thảo luận, trao đổi hoạt động nhóm.
– Kỹ năng đo đạc, gắn dính các bộ phận tạo thành ngôi nhà
3. Thái độ
– Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.
III. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
– Máy tính, nhạc.
– Tranh ảnh về các kiểu nhà
2. Đồ dùng đồ chơi mầm non của trẻ
– Bìa cattong, que kem, khối gỗ, gạch, xốp cắm hoa.
– Bìa màu, bút chì, màu.
– Băng dính, hồ dán, đất nặn, kéo..
IV. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức
– Cô cho trẻ xem video về các ngôi nhà – Trò chuyện với trẻ về video và hướng vào bài. + Vì sao ngôi nhà làm bằng lá khi gặp gió to lại bị đổ, còn ngôi nhà được xây bằng gạch chắc chắn lại k bị đổ. ( Hướng trẻ trả lời về chất liệu và sự liên kết của ngôi nhà) 2. Phương pháp, hình thức tổ chức a. Khám phá: S (Khoa học) * Khám phá về các kiểu nhà – Cho trẻ kể về ngôi nhà mà trẻ đang ở (Nhà chung cư, nhà tầng…) – Cho trẻ xem tranh ảnh về các kiểu nhà trên máy tính. Trò chuyện đàm thoại về các kiểu nhà (hình dáng, vật liệu) nhà chung cư, nhà 3 tầng, nhà 4 tầng. Sau đó dừng lại ở ngôi nhà cao tầng – Các câu hỏi đàm thoại: + Ngôi nhà có dạng hình gì, mái nhà hình gì? Nhà mấy tầng? Cửa sổ có dạng hình gì? Cửa chính có dạng hình gì? Vì sao nó đứng được mà không bị đổ? Vì sao các thân nhà nó gắn liền với nhau? (Cho trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ) – Cho trẻ xem video về cách người ta có thể xây dựng nên được ngôi nhà có thể đứng được mà không bị đổ. (Vừa xem cô vừa dừng video và đàm thoại với trẻ) + Trước khi xây nhà sẽ làm gì ? + Khi có bề mặt vững chắc rồi thì sẽ làm gì tiếp theo? + Sau khi dựng khung nhà xong thì xây tiếp gì? Và làm thế nào để các bức tường gắn vào nhau mà không bị đổ? Khi xây lên tầng cao họ đã làm gì? T: Technology – Công nghệ: GV cho trẻ xem hình ảnh qua Ipad, qua TV, ngôi nhà thật để trẻ cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi: Làm nhà cao tầng có thể đứng được? Chốt đầu bài: Hôm nay lớp mình sẽ làm ngôi nhà cao tầng, có thể đứng vững được. b.Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng (E- Chế tạo): Trẻ thảo luận về chọn chất liệu, nguyên liệu sẽ làm, làm ngôi nhà đó như thế nào? Ngôi nhà có mấy tầng? Làm thế nào để ngôi nhà đứng vững và thân nhà được gắn vào nhau. Khi làm nhà xong con có cần trang trí thêm gì nữa không? M-Toán: Thân nhà các con sẽ ghép thành dạng hình gì (Vuông, chữ nhật, tròn…) Mái nhà có dạng hình gì? Ngôi nhà phải có mấy tầng? Làm thế nào để các tường bao bằng nhau và ngôi nhà có thể đứng được. c. Thiết kế – (A – Tạo hình): Các nhóm tự thảo luận và đưa ra ý tưởng thiết kế của nhóm mình. Một trẻ sẽ vẽ theo ý tưởng của cả nhóm. Trẻ vẽ, GV gợi ý cho trẻ thêm về các họa tiết, chi tiết trang trí ngôi nhà. – Cho trẻ lên chọn nguyên vật liệu về nhóm của mình và thực hiện. d. Trẻ thực hiện: E-Chế tạo: Làm thế nào để nhà đứng được, không bị đổ. Mái nhà phải che hết được tường nhà, làm thế nào tạo được khung nhà, kết nối các tường nhà với nhau tạo thành khung. Dựng khung, lắp ghép từ bìa catoong, từ xốp, gạch nhựa…. đ. Đánh giá: Trẻ có chắp ghép được các nguyên liệu thành các dạng khối tạo thành hình ngôi nhà không? Thân nhà và mái nhà đã gắn chắc chưa, có bị đổ không? Có cần sửa lại gì không? Đã giống ngôi nhà chưa? Có cửa chưa? Và ngôi nhà có đứng vững không? – Ngôi nhà có cần cải tiến gì nữa không? Nếu làm tiếp con sẽ làm gì. Và cho trẻ cơ hội thêm thời gian để trẻ chỉnh sửa. Nghệ thuật: Để ngôi nhà đẹp hơn các con có thể sơn ngôi nhà theo màu mình thích và trang trí cho ngôi nhà mình đẹp hơn với các họa tiết. Sau khi hoàn thành các tác phẩm các con sẽ thuyết trình với tác phẩm các con vừa làm được 3. Kết thúc – Cô cho trẻ hát bài hát “Gia đình Gấu” – Cô chuyển hoạt động. |
– Trẻ xem
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời
– Trẻ quan sát
– Trẻ thao luận
-Trẻ thực hiện |
Xem thêm: Giáo án hoạt động STEAM: Làm đồng hồ cát Năm học 2022-2023