Giáo án hoạt động STEAM: Làm đồng hồ cát Năm học 2022-2023

0
252
HOẠT ĐỘNG STEAM: LÀM ĐỒNG HỒ CÁT

HOẠT ĐỘNG STEAM: LÀM ĐỒNG HỒ CÁT

I. CÁC YẾU TỐ STEAM

– Công nghệ: Nghiên cứu sự thay đổi cách thức đo thời gian khi xã hội ngày càng phát triển.

– Khoa học: Lực hút.

– Kỹ thuật: Thiết kế đồ hồ cát.

– Toán học: Đo thời gian đồng hồ chạy và đo khích thước vòng cổ chai, đếm dòng cát chảy trên đồng hồ.

– Nghệ thuật: Diễn kịch.

II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

– Trẻ biết đặc điểm của đồng hồ cát, hiểu cách vận hành của đồng hồ cát.

– Trẻ biết cách lựa chọn các nguyên liệu khác nhau và cách tạo nên đồng hồ cát.

2. Kỹ năng

– Rèn kỹ năng thảo luận, hoạt động nhóm.

– Trẻ vận dụng các kỹ năng tạo hình để vẽ thiết kế nên chiếc đồng hồ cát.

– Trẻ gắn dính các đầu chai lọ dính vào nhau.

3. Thái độ

– Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động

III. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

– Máy tính, hình ảnh về các loại đồng hồ

2. Đồ dùng đồ chơi mầm non của trẻ

– Chai nhựa có nắp to nhỏ khác nhau, bang dính, đất nặn, cát, cốc và phễu đong.

IV. CÁCH THỰC HIỆN

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức

– Cho trẻ xem video về đồng hồ cát.

– Trò chuyện với trẻ về video và hướng vào bài.

+ Trong đoạn video con thấy đồ dùng gì?

2. Phương pháp, hình thức tổ chức

a. Khám phá – S (Khoa học):

* Khám phá về đồng hồ cát:

– Dạy trẻ về các loại đồng hồ được sử dụng để đo thời gian: Đồng hồ điện tử, đồng hồ cát, đồng hồ mặt trời…

– Giải thích nghuyên lí sử dụng trong đồng hồ cát: Lực hút.

– Cho trẻ làm thí nghiệm thả các vật từ trên cao xuống điều gì xảy ra? -> lực hút.

T: Technology – Công nghệ: GV cho trẻ xem hình ảnh qua Ipad, qua TV, các loại đồng hồ để trẻ cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi; Làm thế nào để tạo ra đồng hồ cát.

Chốt đầu bài: Hôm nay lớp mình sẽ làm đồng hồ cát.

b.Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng

(E- Chế tạo): Đưa ra ý tưởng thiết kế đồng hồ cát: Trẻ sử dụng bút, giấy vẽ các mẫu thiết kế mà trẻ nghĩ đến.

– Cô cung cấp một số nguyên vật liệu cho trẻ: chai nhựa có nắp to nhỏ khác nhau, bang dính, đất nặn, cát, cốc và phễu đong.

M-Toán: Đo thời gian đồng hồ chạy và đo khích thước vòng cổ chai, đếm dòng cát chảy trên đồng hồ.

c.Thiết kế – (A – Tạo hình): Các nhóm tự thảo luận và đưa ra ý tưởng thiết kế của nhóm mình. Một trẻ sẽ vẽ theo ý tưởng của cả nhóm. Trẻ vẽ, GV gợi ý cho trẻ thêm về các họa tiết, chi tiết trang trí cho đồng hồ cát. Cho trẻ lên chọn nguyên vật liệu về nhóm của mình và thực hiện.

d. Trẻ thực hiện:

E-Chế tạo: Cô gợi ý cách làm thông qua các câu hỏi:

+ Các con thấy phần thân giữa đồng hồ như thế nào?

+ Vậy theo các con chúng ta sẽ sắp xếp những cái chai này ra sao để tạo được đồng hồ cát.

+ Với những chai có nắp làm thế nào để cát chảy qua được?

M: Toán: Giáo viên lưu ý hướng dẫn trẻ đo đồng hồ chạy và đo kích thước của đồng hồ.

đ. Đánh giá:

  • Trẻ cho đồng hồ cát vận hành và tìm ra cái nào hoạt động tốt nhất, chưa tốt. Vì sao?
  • Giáo viên ra kết luận giải thích cái nào chạy tốt, cái nào ko tốt vì sao.

3. Kết thúc.

– Cho trẻ diễn vở kịch Hoàng tử và công chúa.

– Cô chuyển hoạt động.

 

– Trẻ xem

– Trẻ trả lời

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

– Trẻ thực hiện

 

 

– Trẻ thực hiện

 

 

– Trẻ thực hiện

 

– Trẻ thực hiện

– Trẻ thực hiện

 

– Trẻ trả lời

Xem thêm: Giáo án Hoạt động STEAM: Làm bộ bàn ăn cho 6 người

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây