66 Kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ. Hôm nay Đồ Chơi Hoàng Hà xin gửi tới bạn đọc 66 tình huống sư phạm mầm non thường gặp trong trường mầm non để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm kiến thức, kinh nghiệm cũng như sự tự tin khi giải quyết các tình huống giữa giáo viên với trẻ. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.
KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG GIỮA GIÁO VIÊN VỚI TRẺ
1. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
– Đón trẻ là một hoạt động diễn ra thường xuyên, hằng ngày giữa gv, trẻ với cha mẹ trẻ .Để xử lí tốt các tình huống trong tổ chức hđ đón trẻ ở trường mầm non. Giáo viên cần thực hiện các nguyên tắc sau.
– Yêu thương tôn trọng trẻ: Giáo viên cần thực hiện sự quan tâm, tận tình, niềm nở với trẻ. Đối với trẻ bé, giáo viên đón trẻ từ tay cha mẹ trẻ để trẻ cảm thấy yên tâm, an toàn khi ở lớp và cha mẹ trẻ cũng yên tâm gứi trẻ vào lớp cho giáo viên.
– Kết hợp chặt chẽ giữa gv và cha mẹ trẻ trong nuôi dưỡng, chắm sóc, giáo dục trẻ: Khi đón trẻ giáo viên trao đổi ngắn với cha mẹ trẻ về tình hình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo sự gần gũi thân mật để phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình cùng chăm sóc, giáo dục tốt cho trẻ.
*Tình huống sư phạm mầm non 1:
– Vào giờ đón trẻ của lớp nhà trẻ trong buổi đầu năm học. Bé hoa được mẹ đưa đến trường nhưng bé không chịu vào lớp, cứ khóc đòi về. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lí như nào?
* TRẢ LỜI TÌNH HUỐNG 1:
- Giáo viên nhẹ nhàng đón trẻ, vỗ về, chuyện trò để trẻ nín khóc.
- Giáo viên dỗ trẻ, đưa trẻ đến giá để đồ chơi, cho trẻ lựa chọn đồ chơi mà trẻ thích nhất. Dụ các bạn trong lớp tham gia chơi cùng trẻ và hướng trẻ vào các hoạt động cùng với các bạn trong lớp.
- Giáo viên chủ động lấy đồ chơi và chơi trước mặt trẻ. Thu hút sự chú ý của trẻ để trẻ quên đi cơn khóc.
*Tình huống sư phạm mầm non 2
Bé lan 3 mới đi học lần đầu nên bé khóc quất suốt ngày. Và chỉ theo một giáo viên trong lớp. Nếu là giáo viên mà bé lan theo bạn sẽ xử lí như nào?
* TRẢ LỜI:
- Nếu là giáo viên mà bé lan theo trong lớp hôm đấy. Giáo viên nên bế bé lan và quản lớp cho giáo viên còn lại tổ chức các hđ cho các trẻ trong lớp.
- Giáo viên bế bé lan ngồi học cũng như chơi cùng các trẻ khác trong lớp. Đồng thời trao đổi với các giáo viên còn lại chủ động trò chuyện và chăm sóc bé. Thu hút bé vào các hoạt động cùng bạn, cùng cô để bé thấy gần gũi. Thân thiện với các bạn và cảm nhận được tình cảm, tình yêu thương của các cô ở lớp dành cho bé. Dần dần bé sẽ có cảm giác an toàn, thấy ở lớp có nhiều bạn chơi. Nhiều trò chơi vui, các cô yêu mến bé và bé sẽ thích đi học.
* Kỹ năng xử lý tình huống 3
Trong giờ đón trẻ của lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, bé Hùng khóc và không muốn vào lớp khiến mẹ bé bực mình, đánh con trước mặt giáo viên. Nếu là giáo viên trong tình huống đó bạn sẽ xử lí như nào?
* TRẢ LỜI:
- Giáo viên nhẹ nhàng đón trẻ, vỗ về, chuyện trò để trẻ nín khóc.
- GV đưa cho trẻ đồ chơi mầm non mà trẻ thích nhất. Hoặc gọi bạn thân mà hằng ngày trẻ hay chơi cùng ra đón rủ trẻ vào cùng chơi đồ chơi.
- Sau đó giáo viên gặp riêng để trao đổi, góp ý cha mẹ trẻ. Không nên đánh trẻ vì hành động đánh trẻ sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ và các trẻ khác trong lớp. Ảnh hưởng đến quá trình giáo dục trẻ cần bình tĩnh phối hợp với giáo viên đế cùng trò chuyện, dỗ dành trẻ ngừng khóc, vào lớp vui chơi cùng các bạn.
*TÌNH HUỐNG 4
Có cha mẹ chiều con hằng ngày khi đưa trẻ đến trường đều mua kẹo bim bim hoặc một thứ đồ chơi để trẻ mang vào lớp. Nếu là giáo viên trong tình huống đó bạn sẽ xử lí như nào.
* TRẢ LỜI
- Nếu là trẻ mới đi học: Thời gian đầu giáo viên nên vui vẻ đồng ý cho trẻ mang đồ vào lớp để trẻ dễ quen với lớp, với bạn và giáo viên. Khi trẻ đã quen với các hoạt động của lớp, giáo viên trò chuyện với trẻ và thông báo cho trẻ biết quy định không được mang đồ chơi, bimbim…. Đến lớp.
- Nếu trẻ đã đi học quen: GV khích lệ trẻ chia sẻ bim bim, kẹo với các bạn. Và nhắc lại quy định không được mang đồ chơi, bánh kẹo… đến lớp, nhắc nhở trẻ thực hiện đúng quy định của trường lớp.
- Giáo viên trao đổi với cha mẹ trẻ để cha mẹ trẻ hiểu được. Không nên mang đồ ăn hay đồ chơi đến lớp, vì sẽ khiến các trẻ khác trong lớp so sánh, cùng đòi hỏi được mua quà…, bởi trẻ mầm non thường hay bắt chước, làm ảnh hưởng đến quá trình giáo dục hành vi của trẻ.
* TÌNH HUỐNG 5
– Trong giờ đón trẻ, một số bậc cha mẹ chỉ đưa trẻ đến cổng trường và để trẻ tự đi vào lớp, xử lí ntn?
* TRẢ LỜI
Giáo viên đón trẻ vào lớp bình thường. Nhắn tin cho ph biết trẻ đã vào lớp.
Cuối ngày giáo viên gặp trực tiếp hoặc gọi điện trao đổi để cha mẹ trẻ nắm được việc đưa trẻ vào lớp, trao tận tay cho giáo viên là quy định của nhà trường, đề nghị cha mẹ trẻ hợp tác và thực hiện. Giáo viên phân tích cho PH hiểu phải trao trẻ tận tay cho GV là để đề phòng tránh các nguy cơ mất an toàn trong khi trẻ đi một mình vào lớp như trẻ có thể bị bắt cóc, bị ngã chảy máu… Bên cạnh đó, GV giải thích cho PH hiểu; Khi đưa trẻ vào lớp PH trẻ sẽ có dịp trao đổi với GV về tình hình sức khỏe, tâm lí của trẻ ở lớp cũng như ở nhà để GV và gia đình cùng kết hợp chăm sóc và giáo dục trẻ cho tốt.
* Kỹ năng xử lý tình huống 6
Buổi sáng mùa đông sương lạnh mẹ quàng khăn cho trẻ để trẻ đi đến trường mầm non nhưng trẻ nhất định không chịu. Mẹ dỗ dành trẻ “ Chỉ quàng để đi đường cho đỡ lạnh, đến lớp mẹ sẽ nhờ cô cởi khăn cho con”. Nghe vậy trẻ đồng ý cho mẹ quàng khăn. Vừa đến lớp trẻ nói với Gv “ Con chào cô mẹ con bảo cô cởi khăn cho con , chỉ cần quàng khi đi đường thôi ạ” Bạn xử lí ntn?
* TRẢ LỜI
– GV hỏi trẻ xem có thích quàng khăn không (vì trẻ có thể đổi ý sau khi được quàng khăn) nếu trẻ thích thì GV có thể để trẻ quàng bình thường.
– Nếu trẻ nhất định đòi cới khăn, GV khen trẻ có khăn rất đẹp, quàng khăn rất xinh và giải thích cho trẻ hiểu trời mùa đông rất lạnh,cần phải quàng khăn cho ấm cổ để không bị ho ,nếu để cổ lạnh sẽ bị ốm không đi học, đi chơi được… Nói với trẻ khi nào trời ấm hơn, GV sẽ cởi khăn cho trẻ và gợi ý trẻ đến chơi cùng các bạn để trẻ quên việc đòi cởi khăn.
– Sau đó GV trao đổi với cha mẹ trẻ hiểu rằng không nên nói dối trẻ mà cần nhẹ nhành thuyết phục và giải thích để trẻ thực hiện yêu cầu, hoặc nói rõ với trẻ sẽ nhờ cô giáo cởi khăn cho trẻ khi trời ấm hơn.
Kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ
2. HOẠT ĐỘNG HỌC
– Tổ chức hđ học chính là quá trình GV tổ chức các hđ giáo dục giúp trẻ khám phá các sự vật các hiển tượng trong thế giới xung quanh nhằm mục đích: Cung cấp củng cố kiến thức, kĩ năng của trẻ một cách có hệ thống. Rèn khả năng tập chung chú ý nề nếp thói quen học tập: hình thành biểu lộ thái độ cảm xúc tích cực,…. Để xử lí tốt các tình huống trong tổ chức hđ học cho trẻ MN. GV cần thực hiện các phương châm học bằng chơi, Chơi mà học và các nguyên tắc sau:
– Đảm bảo mục tiêu,nội dung của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
– Đảm bảo phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính chủ động, tích cực nhận thức ở trẻ.
– Đảm bảo giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi.
– Đảm bảo tính khoa học, hiện đại, vừa sức trong nội dung giáo dục. Phù hợp với sự phát triển tâm lí của trẻ.
Kỹ năng xử lý tình huống 7
– Khi cho trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết quả cam (chủ đề rau-quả). Sau khi đàm thoại để trẻ nhận biết đặc điểm, cấu tạo của quả cam, Gv cho trẻ nếm để biết vị của quả cam. GV lần lượt cho mỗi trẻ ăn một miếng và hỏi “ Con tháy vị của quả cam như thế nào” Để từng trẻ trả lời về cảm nhận của mình.
Đến một bé gái gv cũng cho ăn cam và hỏi nhưng bé gái chưa kịp trả lời thì bé trai ngồi bên cạnh đã vội nói “Ngọt, ngọt ạ” Trong tình huống này GV nên xử lí như thế nào để phát huy tính tích cực và đảm bảo nguyên tắc “Dạy học nhằm khai thác vốn kinh nhiệm của trẻ, tránh áp đặt, dập khuôn, máy móc.
TRẢ LỜI
– GV nói với bé trai ồ vậy à để xem bạn …. thấy vị quả cam thế nào nhé ” Rồi hỏi lại bé gái “ Con thấy vị quả cam như thế nào ?” Để bé gái trả lời.
– Sau đó GV quay sang hỏi bé trai ngoài vị ngọt quả cam còn có vị gì. Mời bé trai đó kể màu sắc mùi vị của quả cam để mở rộng them kiến thức cho trẻ .
– Gv nhẹ nhang nhắc nhở trẻ trong lớp khi muốn phát biểu phải dơ tay xin phép. Không nói leo và khích lệ trẻ tích cực, hăng hái phát biểu xây dựng bài
TÌNH HUỐNG 8
– Khi tổ chức hđ học tại lớp cho trẻ 24-36tháng tuổi, có trẻ không thực hiện theo yêu cầu của cô. Nếu là gv trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– GV đến gần trò chuyện để tìm hiểu vì sao trẻ không thực hiện yêu cầu.
– Nếu do trẻ mới đi học, còn nhút nhát GV giúp đỡ động viên trẻ tự tin. Thực hiện yêu cầu bài học cùng các bạn
– Nếu do yêu cầu của GV khó đối với trẻ thì GV hướng dẫn tỉ mỉ hơn, khuyến khích động viện trẻ cùng cô thực hiện các thao tác khị trẻ thực hiện xong Gv mời cả lớp khen ngợi trẻ để trẻ cảm nhận tự hào về kết quả của mình, tạo hứng thú cho trẻ trong các hđ sau.
– Nếu do trẻ không thích hđ này GV không cần gượng ép trẻ thực hiện ngay, có thể yêu cầu trẻ thực hiện các thao tác khác phù hợp với nội dung bài học. Sau đó, khi thích hợp GV động viên khuyến khích trẻ thực hiện yêu cầu của bài học.
Kỹ năng xử lý tình huống 9
– Khi trẻ MG 3-4 tuổi làm quen với một số con vật nuôi trong gia đình (chủ đề thế giới thực vật) một trẻ hỏi “ Thưa cô! Tại sao con mèo lại rửa mặt ạ” Gv nên xử lí ntn để khích lệ trẻ tích cực tìm hiểu, khám phá thế giới xung quang và thỏa mãn nhu cầu của trẻ.
TRẢ LỜI
– GV giải thích cho trẻ biết mèo là con vật ưa sạch sẽ loại mèo thường xuyên vệ sinh chăm sóc cho bộ lông của mình bằng cách liếm lông ở bụng, lưng.. Còn ở mặt mèo dung lưỡi liếm vào chân trước rồi xoa lên mặt, trông giống như hành động rửa mặt của con người nên người ta mới nói là “mèo rửa mặt”
– Gv tranh thủ tận dụng tình huống để giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể. Và biết chăm sóc ,bảo vệ vật nuôi.
TÌNH HUÔNG 10
– Một hôm trong hoạt động học ở trẻ MG 3-4 tuổi, có một trẻ đánh bạn. Nếu là GV trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– GV cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ đánh bạn để có cách xử lí cho phù hợp
– Đối với trường hợp trong thời gian gần đây trẻ thường xuyên đánh bạn;
+ GV quan sát để đánh gái về hành vi đánh bạn của trẻ có liên quan đến vấn đề tâm lí hay không, đồng thời trao đổi phối hợp cùng cha mẹ trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ hay đánh bạn
+ Nếu nhận định trẻ có vấn đề về tâm lí. GV cần trao đổi với cha mẹ trẻ để trẻ được thăm khám và có điều trị tâm lí kịp thời.
+ Hằng ngày trong các giờ hđ, GV luôn để mắt tới trẻ. Nếu cần GV cho trẻ ngồi cạnh trong các hoạt động để dễ kiểm tra hành vi của trẻ hơn
– Đối với trường hợp trẻ bình thường trẻ rất ngoan, hôm nay tự nhiên đánh bạn
+ GV nhẹ nhàng hỏi trẻ để tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ đánh bạn
+ GV nói với trẻ nếu có khúc mắc gì với bạn, trẻ nên trình bây với cô để cô có biện pháp giúp đỡ, giải quyết chứ trẻ không được phản úng bằng cách đánh bạn. GV trò chuyện và giải thích cho trẻ hiểu: Đánh bạn sẽ làm cho bạn đau, bạn buồn và đần dần các bạn sẽ xa lánh, không chơi với trẻ nữa, đánh bạn là một hành vi xấu không nên làm, các bạn trong lớp phải đoàn kết yêu thương nhau.
– GV có thể kể cho trẻ nghe các câu chuyện về tình bạn tình yêu thương để trẻ hiểu “ Cuộc sống cần tình yêu thương”
– GV trao đổi với cha mẹ trẻ để cùng phối hợp giáo dục cho trẻ hiểu và không đánh bạn.
Kỹ năng xử lý tình huống 11
– Khi tổ chức hđ học ở lớp MG 3-4 tuổi. Có một trẻ không tham gia học mà đi lang thang trong lớp. Nếu là GV trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– Nếu việc xảy ra thường xuyên trong vài tuần, GV phải quan sát hành vi của trẻ trong các hđ thường ngày để xem trẻ có biểu hiện bất thường không áp dụng những bài kiểm tra để đánh giá trẻ
+ Nếu nhận định trẻ có vấn đề tâm lí. GV cần trao đổi với cha mẹ trẻ để trẻ được tham khám và có điều trị tâm lí kịp thời.
+Nếu tất cả kết quả kiểm tra đều cho thấy trẻ phát triển bình thường thì có thế sự luông chiều đã dẫn đến thói quen vô tổ chức ở trẻ. GV cần dần dàn uốn nắn trẻ theo các quy tắc của lớp học mà cả lớp vẫn đang thực hiện.
– Nếu việc này mới xảy ra, các ngày khác trẻ vẫn bình thường, GV nên khuyến khích trẻ giúp cô chuẩn bị đồ dùng và thực hiện các bước trong giờ học. ví dụ: Khi hướng dẫn cả lớp xếp xe kẽ các đối tượng, GV thực hiện mẫu chu kì 1, còn các chu kì tiếp theo GV sẽ mời trẻ đó làm cùng, Sau khi tiến hàng xong GV hướng dẫn trẻ đi lấy đồ dùng để về làm cùng bạn.
TÌNH HUỐNG 12
– Ở lớp mẫu giáo 3-4 tuổi có trẻ hay nói “ Không” trong rất nhiều tình huống chẳng hạn như “ con không muốn làm, con không muốn ăn, con không thích….” Vậy là một GVMN bạn xử lí ntn nếu trẻ nói không ở tất cả mọi chuyện hay cũng như lf không vâng lời cô?
TRẢ LỜI
– Thay vì quát tháo, trừng mắt hay dùng đến đòi roi dọa nạt trẻ thì gv hãy đưa ra chọn lựa có giới hạn cho trẻ “ Con muốn đóng vai thỏ hay rùa?, Con muốn uống nước cam hay sữa? ”Con muốn chơi với bạn hay chơi một mình” Giải phát này có thể tránh được tính bướng bỉnh của trẻ.
– Thi thoảng GV cũng có thể áp dụng giải pháp đếm từ 1 đến 10 đói với những trẻ hay do dự “ Cô sẽ đếm đến 10 và sau đó con chon nhé, không thì cô sẽ chọn cho con” Thông thường trẻ sẽ sẵn sàng quyết định khi GV bắt đầu đếm. Tuy nhiên việc đếm nên là giải pháp cuối cùng, sau khi đã đưa ra giải pháp chọn lựa, vì cách này dễ bị mất hiệu lực khi áp dụng quá nhiều lần.
– Đôi khi trẻ nói không cũng có thể là do tình trạng sức khỏe không tốt trong trường hợp này Gv nên cho trẻ vào góc riêng đê nghỉ ngơi, chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để có biện pháp xử lí kịp thời.
TÌNH HUỐNG13
– Trong giờ thể dục của lớp MG3-4 tuổi đến lượt 1 trẻ lên tập mà trẻ đó nhất định không chịu nên. Nếu là Gv trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– Gv đến gần tìm hiểu nguyên nhân trẻ không lên tập
– Nếu do tác động khó đối với trẻ, GV có thể xử lí như sau:
– Mời bạn tiếp theo nên thực hiện trước
– Trong khi bạn thực hiện. GV cần đến đứng cạnh trò chuyện và hướng trẻ đó lên bạn đang thực hiện bài tập nhắc lại các động tác, hướng dẫn tỉ mỉ cho trẻ nắm được.
– Khi bạn thực hiện xong Gv mời cả lớp khen trẻ và đọng viên trẻ lên tập. GV nói với trẻ con và cô nên làm giống bạn đi để trẻ cảm thấy tự tin hơn và hòa hứng hơn.
– Khi trẻ thực hiện xong GV mời cả lớp khen ngời trẻ để trẻ cảm thấy tự hào về kết quả của mình. Tạo hứng thú cho trẻ trong các hđ sau.
– Nếu do trẻ không thích tập bài tập này. GV không nên gượng ép trẻ ,có thể cho trẻ bài tập khác phù hợp với cần đạt và khuyến khích, động viên trẻ thực hiện bài tập khi thích hợp
– Nếu trẻ cảm thấy mệt không muốn tập, GV cho trẻ nghỉ ngơi ở góc riêng. Chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên để có biện pháp xử lí kịp thời.
TÌNH HUỐNG 14
– KHi tổ chức hđ học tai lớp MG 3-4 tuổi, có một trẻ bị mệt, GV sờ chán trẻ thấy bị sốt. Nếu là GV trong tình huống đó bạn sẽ xử lí như nào?
TRẢ LỜI
– GV cặp nhiệt độ xác định trẻ sốt bao nhiêu độ để có hướng xử lí kịp thời
– Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ, Đưa trẻ xuống phòng y tế để nhân viên y tế cho trẻ uống thuốc hạ số kịp thời, tránh tình trạng trẻ bị co giật khi sốt cao, cho trẻ nằm tại phòng y tế để theo dõi trong khi đội người nhà đến đón trẻ. Gọi điên cho cha mẹ trẻ đón trẻ về nhà chăm sóc tại nhà tránh ảnh hưởng tới các trẻ khác.
– Nếu trẻ sốt nhưng chưa đến 38,5 độ: Đưa trẻ xuống phòng y tế và hạ thân nhiệt cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi,thoáng mát lau mát người cho trẻ bằng nước ấm…. Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ. Nếu trẻ không hạ sốt. Gọi điện thông báo cho cha mẹ trẻ đến đón trẻ về chăm sóc tại nhà, tránh ảnh hưởng tới các trẻ khác.
TÌNH HUỐNG 15
– Tại lớp Mg 3-4 tuổi trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ bong hoa chủ đề thế giới thực vật, các bé đang say xưa vẽ riêng bé minh ngồi im không vẽ GV đến gần và hỏi sao Minh không vẽ, các bạn vẽ rất đẹp và gần xong rồi “ Bé Minh trả lời con không thích vẽ bông hoa”. Nếu là GV trong tình huống đó, bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– Gv thử hướng Minh vào bài vẽ giống các bạn “Cô thấy minh vẽ rất đệp con vẽ đi nhé! Nếu con thấy khó cô sẽ vẽ cùng con”
– Nếu Minh không biết nên vẽ ntn, GV gợi ý cho bé vẽ hoặc giải thích trình tự vẽ …. để bé nắm được cách vẽ.
– Cuối giờ, GV nhận xét bài vẽ của cả lớp và dành thời gian nhận xét bài vẽ của Minh. (Tùy sản phẩm của bé 1 hoăc 2 bài) Và nhắc nhở nhẹ nhàng để lần sau. Minh thực hiện nhiệm vụ của giờ học như các bạn trong lớp.
TÌNH HUỐNG 16
– Trong hđ học của lớp Mg 4- 5 tuổi có trẻ thong xuyên nói trống không với GV. Nếu là GV trong tình huống đó, bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– GV nói câu mẫu sau đó cho trẻ nói đầy đủ câu và có thư gửi rõ ràng. GV có thể mời một bạn khác nói trước để cho trẻ nói theo bạn. GV nhắc trẻ khi nói chuyện vói bất cứ ai cũng phải nói rõ ràng, không được nói trống không.
– Vào các dịp sau, GV kể cho trẻ nghe những câu chuyện về lễ giáo để dần dần trẻ có thói quen lễ phép, không nói trống không.
– GV trao đổi với cha mẹ trẻ để cùng kết hợp sửa hành vi trên và kết hợp lễ giáo cho trẻ.
TÌNH HUỐNG 17
– Khi tổ chức cho trẻ MG 5-6 tuổi làm quen với một số loài chim, GV khái quát về đặc điểm môi trường sống, ích lợi… và mở rộng cho trẻ biết có một số loại chim thường bay đi chú đông. Có trẻ thắc mắc tại sao chim lại bay đi chú đông ạ?. Nếu là GV trong tổ chúc hđ đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– GV hỏi trẻ mùa đông con người thường mặc quần áo như thế nào,cho trẻ kể về quần áo mùa đông của trẻ (nếu thời tiết đang là mùa đông, cho trẻ đếm xem trẻ mặc bao nhiêu quân áo, quần áo mùa đông trẻ đang mặc có đặc điểm gì. Thời tiết ngày cảm nhận của trẻ về hôm đó….)
– GV giải thích cho trẻ biết có một số loại chim do không chịu được rét. Nên mùa đông thường hay đi tránh rét gọi là bay đi trú đông.
– GV cho trẻ xem clip tranh ảnh,… thảo luận trò chuyện để trẻ hiểu về đặc điểm môi trường sống của mỗi loại chim có đặc tính bay đi trú đông.
– GV tranh thủ tận dụng tình huống dể giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể. Bảo vệ sức khỏe mặc đủ ấm khi trời lạnh.
TÌNH HUỐNG 18
– Khi cho trẻ MG 5-6 tuổi luyện tập về chữ số 5, Gv gắn các thẻ số lên bảng và yêu cầu trẻ tìm số đứng trước số 5, Hầu hết trẻ trong lớp chọn đúng nhưng có 4 trẻ chon thẻ số 6. Nếu là GV trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– GV cho các trẻ đó gọi lại tên từng thẻ số từ số 0 đến 5. GV xếp dãy thẻ số từ số 0 đến số 5, hướng dẫn trẻ nhận biết số nào đứng trước số 5, hỏi trẻ số lớn hơn số 5 đứng phía nào của số 5.
– Sau đó GV cho trẻ xếp thứ tự thẻ số từ số o đến số 7, hướng dẫn trẻ nhận biết số nào đứng trước số 5 và số nào đứng sau số 5.
– GV kết luận các số đứng trước số 5 là số bé hơn số 5, gồm các số 1,2,3,4.
TÌNH HUỐNG 19
– Khi cho trẻ MG 5-6t học bài “ Cây xanh và môi trường sống” một số trẻ cho rằng cần phải tươi nước thường xuyên cho cây nêu không cây sẽ không sống được, không ra hoa kết quả, một số trẻ khác cho rằng: Không đúng vì gần nhà trẻ đó có cây bang không tưới nước mà cây vẫn không chết, vẫn ra hoa kết quả. Nếu là GV trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– Gv cho trẻ xem phim tài liệu khám phá khoa học chủ đề cây xanh và môi trường sống. Trong quá trình trẻ xem GV trò chuyện giải thích, phân tích them cho trẻ hiểu . Sau khi xem xong GV cho trẻ đưa ra ý kiến của mình.
– GV không vội kết luận ai đúng ai sai. Hẹn sẽ cùng trẻ làm thí nghiệm xem cây xanh có cần nước không.
+ Khi làm thí nghiệm GV chú ý chọn cây đỗ đang trong thời kì sinh trưởng để nhanh chóng có kết quả. GV trồng 2 cây một cây được tươi nước hằng ngày, một cây không tưới nước .
+ Khi thấy hiện tượng cây không tưới nước bị héo lá. GV dừng thí nghiệm và cho trẻ quan sát, so sánh sự khác nhau giữa cây tưới nước và cây không tưới nước
+ GV cho trẻ thảo luận, Nêu ra suy nghĩ của mình rồi rút ra kết luận cho trẻ hiểu: Cây xanh cần có nước để sống và phát triển. Tuy nhiên có những cây không ưa nhiều nước như cây bàng, do đó không phải tưới nước thường xuyên. Nhưng nếu để quá lâu không tưới nước hoặc không có mưa thì cây cũng có thể bị chết.
Các cây nhỏ trồng trong chậu nhỏ ít đất thì cần phải tưới nước thường xuyên. Còn cây bàng là cây tốc rễ khỏe, ăn xâu trong lòng đất có thể hút nước và chất dinh dưỡng trong lòng đất nên không cần tưới nước thường xuyên, cây bàng vẫn phát triển.
TÌNH HUỐNG 20
– Khi dạy trẻ MG 5-6t hát và vỗ tay theo nhịp bài hát “ Chú bộ đội đi xa” nhịp ¾ có một số trẻ không biết vỗ tay theo nhịp và vỗ ngược lại. Nếu là GV trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn để trẻ có cảm nhận và vỗ tay theo nhịp.
TRẢ LỜI
– GV hát và vỗ tay theo nhịp bài hát cùng trẻ để cho trẻ hiểu và biết cách thực hiện .
– GV dạy trẻ thuộc lời bài hát và hướng dẫn trẻ vỗ đệm theo nhịp từng câu một cho đến hết bài.
– Nếu trẻ vẫn không thực hiện được, GV cho trẻ đúng thành vòng tròn hoặc đứng thành hàng dọc, bước nhún vào phách mạnh của nhịp, lúc đầu có thể đếm, sau đó thì ghép nhạc .
– Sau đó GV có thể kết hợp dạy trẻ cách vỗ nhịp ở các hđ khác.
* 3. HOẠT ĐỘNG CHƠI, HĐ Ở CÁC GÓC
– Ở lứa tuổi MG, hđ vui chơi là hđ chủ đạo. Thông qua hđ vui chơi, trẻ được “ trẻ được học bằng chơi, chơi mà học”. HĐ vui chơi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ MG. Chơi là phương tiện học tập của trẻ, là con đường để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Để xứ lí tất cả tình huống trong tổ chức các hđ vui chơi cho trẻ ở trường MN, GV cần thực hiện các nguyên tắc sau.
Kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ
– Đảm bảo tính tự nguyên: Trẻ phải được tự do trong việc chon trò chơi. Triển khai nội dung chơi theo cách của mình, tự nguyện chọn bạn chơi, quyết định chọn đồ chơi.
– Đảm bảo tính phát triển: Trẻ phải được phát triển khă năng chơi bằng cách trợ giúp trẻ về.nội dung chơi, kĩ năng chơi khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn chơi, khả năng tự lực giải quyết các vấn đề nảy sinh khi chơi.
– Đảm bảo tính giáo dục: Trẻ phải được cung cấp và thể hiện giá trị giáo dục của trò chơi và hđ bằng cách: được mở rộng hiểu biết và ấn tượng tốt đẹp về cuộc sống thông qua mẫu hình về các mối quan hệ xã hội của con người, về các sự việc lành mạnh, được cung cáp các đồ dùng ,đồ chơi mang tính giáo dục và sáng tạo.
TÌNH HUỐNG 21
– Trong giờ học chơi- tập có chủ đích “ Xếp ô tô tặng bạn” (đối tương 18-24 tháng tuổi) có một trẻ không xếp ô tô mà lại xếp các khối gỗ nối tiếp nhau thành một hàng dài. Nếu là GV tổ chức hđ đó bạn sẽ xử lí tình huống đó ntn?
TRẢ LỜI
– GV đến gần, Trò chuyện với trẻ xem trẻ đang xếp cái gì và giúp trẻ thực hiện ý tưởng của mình.
– Sau đó giáo viên tạo tình huống gợi ý để trẻ thực hiện yêu cầu của giờ hđ đó.
– Nếu trẻ không thực hiện được, GV hướng dẫn cho trẻ cách làm
TÌNH HUỐNG 22
– Giờ chơi tập có chủ đích (đối tượng trẻ 18-24 tháng tuổi) GV tổ chức hđ “Chon đồ dùng màu đỏ”Khi GV yêu cầu: “ Các con chọn cho cô nơ màu đỏ”, có một số trẻ chọn nơ màu xanh. Nếu là GV trong tình huống đó,bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– GV đến gần và hỏi trẻ trên tay trẻ đang cầm nơ màu gì, nhắc lại yêu cầu để trẻ chọn đúng hoặc cho trẻ nhắc lại yêu cầu và chọn lại hoặc cầm nơ màu đỏ lên để trẻ so sánh. GV cũng có thể giúp trẻ tìm và cho trẻ nhắc lại cùng giáo viên màu sắc của chiếc nơ mà GV và trẻ vừa tìm được.
– Nếu trẻ vẫn chọn sai Gv không nên thúc ép trẻ mà hướng dẫn trẻ hằng ngày đẻ trẻ nhận biết màu sắc. Nếu sau một thời gian trẻ vẫn không thể nhận biết màu sắc. GV trao đổi, tư vấn cho cha mẹ trẻ đưa trẻ đi khám chuyên khoa, kiểm tra xem trẻ có bị mắc chứng bệnh nào về mắt không.
TÌNH HUỐNG 23
– Trong giờ chơi ở nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, có hai trẻ tranh giành đổ chơi. Nếu là GV trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– Gv lại gần 2 trẻ và hỏi trẻ đang chơi trò gì. Sau đó GV ngỏ ý muốn chơi cùng trẻ và hướng dẫn trẻ một trò chơi đơn giản, chẳng hạn như đố về màu sắc, các bộ phận của đồ chơi mà trẻ đang tranh giàng nhưng hai trẻ sẽ phải oản tù tì để phân định ai thắng sẽ được cầm đồ chơi đó, chỉ và hỏi bạn. Nếu bạn đoán đúng sẽ đổi cho bạn cầm đồ chơi và hỏi, còn GV sẽ giữ vai trò là trọng tài. Khi hai trẻ đã có thể vui vẻ trở lại, GV để trẻ tự chơi với nhau.
TÌNH HUỐNG 24
– Trong quá trình chơi đùa ở lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, Có một số trẻ xảy ra xung đột, đánh nhau và khóc. Nếu là GV trong tình huống đó bạn …ntn?
TRẢ LỜI
– Gv nên nhẹ nhàng tách trẻ ra khỏi xung đột,hỏi từng trẻ nguyên nhân vì sao lại gây ra xung đột. Khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân, GV nhẹ nhàng phân tích cho trẻ biết những điểm sai của trẻ, yêu cầu trẻ xin lỗi bạn, hướng dẫn trẻ cách giải quyết vấn đề khi có xung đột xảy ra.
TÌNH HUỐNG 25
– Trong giờ hđ góc của lớp MG 3-4 tuổi, ở góc chơi “ Bé tập làm bác sĩ,Bé Lan hăm hở bế búp bê đến để bé Nga đóng vai bác sĩ khám bệnh. Bé Lan đã bế búp bê ngồi vào ghế dành cho bệnh nhân nhưng bác sĩ Nga cứ ngồi nghịch ống nghe mà không để ý bệnh nhân đang chờ khám. Chờ một lúc, Bé Lan bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ nga, bác sĩ Nga vẫn ngồi nghịch ống nghe say xưa… Nếu là gv tổ chức hđ đó bạn sẽ làm gí để thỏa mãn nhu cầu chơi của bé Lan.
TRẢ LỜI
– GV đóng vai bệnh nhân đến khám và rủ bé Lan cùng đi.
– GV chào bác sĩ Nga và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong GV hỏi bác sĩ Nga xem cô bị bệnh gì, cần uống thuốc gì?…. GV nhận thuốc và cảm ơn bác sĩ Nga, chào bác sĩ và nhắc bệnh nhân Lan vào để bác sĩ khám.
– GV quan sát, nếu bé Lan không biết cách giao tiếp với bác sĩ thì hướng dẫn bé Lan cách nhập vai làm mẹ bệnh nhân để thực hiện ý tưởng chơi “ Mẹ bế con đi khám bệnh” (trẻ bế búp bê đi khám)
TÌNH HUỐNG 26
Trong giờ hđ góc ở lớp MG 3-4 tuổi có một trẻ không tham gia vào góc chơi nào cả. Nếu là GV trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– Trong trường hợp này GV hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không tha gia chơi để có hướng giải quyết thích hợp
– Nếu vì lí do sức khỏe của trẻ không tốt thì GV cần có biện pháp chăm sóc cho trẻ phù hợp.
– Nếu do chủ đề chơi không phù hợp với nhu cầu, ý tưởng chơi của trẻ thì Gv hãy trò chuyện với trẻ để nằm bắt được ý tượng chơi của trẻ, thông qua đó biết cách chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ tham gia chơi.
– Nếu do trẻ mới đi học, còn nhút nhát, GV động viên trẻ, rủ các bạn trong lớp chơi cùng trẻ,kịp thời khen ngợi, động viên trẻ để tạo hứng thú chơi cho trẻ.
TÌNH HUỐNG 27
– Tại lớp MG 3-4 tuổi,khi hết giờ chơi, Gv sắp xếp lại đồ chơi vào dung vị trí như ban đầu thì trẻ không thực hiện yêu cầu. Nếu là Gv trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– Điều đầu tiên GV cần làm là không được nổi nóng và quát mắng trẻ, mà hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ cất đồ chơi vào đúng chỗ. Nếu trẻ vẫn bướng bỉnh không nghe lời, GV có thể đưa ra một số quy định cũng như hình phạt dành cho nhũng trẻ không chịu sắp xếp đồ chơi vào đúng vị trí như ban đầu. Làm như thế GV có thể rèn cho trẻ tính kỉ luật cũng như tuân thủ theo các quy định trong lớp học.
– Trước khi cho trẻ chơi, GV chú ý nhắc lại quy định giờ chơi để trẻ ghi nhớ và thực hiện.
TÌNH HUỐNG 28
– Trong giờ hđ góc ở góc học tập tại lớp MG 4-5 tuổi, trong nhóm trẻ đang xem các bức tranh về động vật có hai trẻ đang cãi nhau. Một trẻ nói “ Thỏ là động vật sống trong rừng”một trẻ cãi lại “ sai rồi thỏ là động vật nuôi trong gia đình. ”Nếu là GV tổ chức hđ đó, bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– GV đến nhóm trẻ, lôi quấn các trẻ các trẻ trong nhóm cùng hai trẻ đó thảo luận, nêu ý kiến. GV xác nhận cả hai trẻ đều đúng, giảng giải cho trẻ hiểu: “Có nhiều con thỏ sống ở trong rừng, tự kiếm ăn tự tìm nơi cư trú, không được con người chăm sóc, những con thỏ này là động vật sống trong rừng:cũng có nhiều con thỏ được con người chăm sóc, cho ăn và làm chuồng cho ở, những con thỏ này là động vật nuôi trong gia đình.”
TÌNH HUỐNG 29
– Giờ hđ góc của lớp MG 5-6 tuổi đã diễn ra được khoảng 30 phút. Ở góc xây dựng trẻ đã xây xong công trình “ trường mâm non của bé ”GV di tới đứng lại và hỏi trẻ: Các con xây xong chưa? Trẻ trả lời con thưa cô xong rồi ạ! GV đứng ngắm công trình của trẻ một lát rồi đi làm việc khác. Trẻ ở góc chơi đó nhìn theo GV và chờ đợi… Theo bạn, GV trong tình huống đó xử lí như vậy đã hợp lí chưa?. Nếu là GV tổ chức hđ đó, bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– Gv không nên bỏ đi mà không nói gì với trẻ như rất. Trường hợp này GV có thể xử lí như sau:
– Thể hiện sự ngạc nhiên, trầm trồ khen ngợi công trình trường mầm non của trẻ làm rất đẹp, trò chuyện với trẻ về công trình xây dựng để nắm bắt được ý tưởng chơi của trẻ
– Trao đổi bàn bạc với trẻ về công trình xây dựng: Bố cục, kĩ năng xây dựng của trẻ. Cái gì được gv động viên khuyến khích: cái gì chưa được GV gợi ý cho trẻ rút kinh nghiệm.
– Nếu còn thời gian gv gợi ý xem trẻ có muốn xây dựng thêm gì cho công trình đẹp hơn. Hoặc có nhu cầu chơi xây dựng gì nữa (tùy theo thời gian chơi ở góc để gợi ý ) và. GV chuẩn bị đồ chơi cho trẻ tiếp tục chơi.
TÌNH HUỐNG 30
– Trẻ thích mang đồ chơi của lớp về nhà. Nếu là GV trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– Nếu trẻ bé hoặc trẻ mới đến lớp, GV trò chuyện với trẻ giải thích cho trẻ hiểu đây là đồ chơi chung của cả lớp. Hôm nay cô cho con mượn mang về nhà, sáng mai con mang đến lớp để con và các bạn cùng chơi. Từ lần sau con ko được mang đồ chơi về nhà nữa nhé!
– Đối với trẻ lớn đã đi học quen, Gv giải thích cho trẻ hiểu “Nếu tất cả các bạn trong lớp mình đều mang đồ chơi trong lớp về nhà giống con thì lớp mình sẽ không còn đồ chơi gì để chơi ở lớp, ngày mai con và các bạn đến lớp cùng chơi chung nhé.
4. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động ngoài trời là một hđ không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Và cũng là một trong những hđ mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất. Đây là hđ mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Khi tham gia các hđ ngoài trời, trẻ được tự do hđ, quan sát, khám phá những điều mới lạ, giúp trẻ tăng cường sức khỏe cũng như vốn sống, tích lũy tri thức, kinh nghiệm sống. Để xứ lí tốt các tình huống trong hđ ngoài trời cho trẻ ở trường mầm non, GV cần thực hiện các nguyên tắc sau:
Kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ
– Đảm bảo tính thường xuyên.
– Đảm bảo mọi trẻ đều được tham gia.
– Đảm bảo đúng phương pháp và giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi.
TÌNH HUỐNG 31
– Trong hđ ngoài trời ở lớp MG 3-4 tuổi, một trẻ có biểu hiện mệt mỏi không tập chung và không muốn chơi. Nếu là GV trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– GV cho trẻ về lớp nghỉ, hỏi xem trẻ thấy khó chịu ở đâu, mệt chỗ nào có thấy đau ở đâu không.
– Sauk hi được nghỉ ngơi mà trẻ vẫn còn mệt, GV nên đưa trẻ đến phòng ý tế của trường để nhân viên y tế cặp nhiệt độ kiểm tra theo dõi thân nhiệt chườm mát để hạ thân nhiệt cho trẻ nếu trẻ bị sốt. Đồng thời thông báo cho cha mẹ trẻ đến đón trẻ về chăm sóc tai nhà.
TÌNH HUỐNG 32
– Trong giờ hđ ngoài trời, có một trẻ bị ngã chảy máu. Nếu là GV trong tình huống đấy bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– GV lại gần động viên trẻ bình tĩnh, ko sợ hãi khi bị chảy máu .
– GV nhanh chóng đưa trẻ vào phòng y tế, phối hợp với nhân viên y tế để sát trùng vết thương, cầm máu cho trẻ.
– Nếu vết thương của trẻ nghiêm trọng, cần khâu hoặc xử lí chuyên môn. Gv cần báo cáo ban giám hiệu, lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
– GV gọi điện thông báo tình hình của trẻ cho gia đình trẻ biết để cùng phối hợp điều trị và chăm sóc tốt cho trẻ .
– GV chân thành xin lỗi và nhận trách nhiệm vì đã sơ xuất để trẻ bị thương
– GV chú ý quản trẻ cẩn thận hơn trong các hđ ngoài trời. Hạn chế tối đa các tình huống tương tự xảy ra.
TÌNH HUỐNG 33
– Trong giờ hđ ngoài trời có một trẻ bị ngã gãy tay. Nếu là giáo viên trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– GV lập tức đưa trẻ ra khỏi nơi bị ngã, cho trẻ nằm ở tư thế thuận lợi, thông báo cho ban giám hiệu và nhân viên y tế nhà trường để sơ cứu ban đầu cho trẻ: kiểm tra xem còn vết thương nào khác không, nếu có vết thương hở gây chảy máu thì cầm máu cho trẻ sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
– Trong quá trình sơ cứu cấp cứu cho trẻ. GV cần động viên vỗ về trẻ để trẻ cảm thấy an tâm, hỏi trẻ xem trẻ cảm thấy thế nào, có khó chịu ở đâu không….
– Khi xảy ra sự việc GV cần gọi điện thông báo ngay tình hình cho cha mẹ trẻ biết, xin lỗi và nhận trách nhiệm về tai nạn của trẻ, phối hợp cùng gia đình điều trị chăm sóc cho trẻ.
– GV thường xuyên hỏi thăm quan tâm đến tình hình sức khỏe của trẻ khi trẻ nghỉ học, điều trị tại nhà.
– Gv rút kinh nghiệm, chú ý quản trẻ cẩn thận hơn, tránh những tình huống đáng tiếc tương tự xảy ra.
Kỹ năng xử lý tình huống 34
– Trong giờ hđ ngoài trời, cổng trường mở, GV phát hiện thiếu một trẻ trong lớp. Nếu là GV trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– GV cần báo ngay cho ban giám hiệu để phối hợp cùng gv, nhân viên trong trường tìm xem trẻ có ở trong khuôn viên trong trường hay không (có thể trẻ chạy chơi vào lớp khác, vào nhà vệ sinh). Nếu nhà trường có camera an ninh, kiểm tra ngay xem trẻ đã đi hướng nào, nhanh chóng tìm kiếm theo hướng đó.
– Nếu xác định trẻ không có trong trường ban giám hiệu lập tức thông báo cho các lực lượng chức năng tại địa phương và cha mẹ trẻ phối kết hợp cùng Gv, nhân viên trong trường tìm trẻ một cách nhanh nhất. GV cần in ảnh trẻ ra để moị người cùng biết mặt, thông báo cho mọi người đặc điểm nhận dạng của trẻ ngày hôm đó.
– Khi tìm được trẻ, kiểm tra sự an toàn của trẻ, xem trẻ có bị chầy xước ở đâu ko, báo cáo với ban giám hiệu đồng thời bàn giao trẻ cho cha mẹ trẻ.Chân thành xin lỗi cha mẹ trẻ và ban giám hiệu vì sự sơ xuất của mình .
– Sau đó, ban giam hiệu họp hội đồng giáo viên rút kinh nghiệm toàn trường, chỉ đạo nhân viên bảo vệ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, luôn đóng cổng trường trừ giờ đón trả trẻ.
5. HOẠT ĐỘNG ĂN
– Tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non là một nhiệm rất quan trọng đối với GVMN. Trẻ MN cần được cung cấp cân đối các chất dinh dưỡng theo khẩu phần. Để xử lí tốt các tình huống trong tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trg MN, Gv cần thực hiện các nguyên tắc sau.
Kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ
- Có đủ bàn ghế cho trẻ ngồi
- Đảm bảo công bằng bình đẳng cho mọi trẻ em
- Tập trung toàn bộ giác quan của trẻ vào bữa ăn, thức ăn, cách ăn
- Thời gian của một bữa ăn tối đa là 30 phút
- Không quát mắng, dọa nát, ép trẻ ăn
- Tôn trọng đặc điểm cá nhân của trẻ
- Cho trẻ tự xúc, gắp thức ăn, dạy cho trẻ kĩ năng văn hóa vệ sinh khi ăn
- Đối với trẻ lớn, có thể dạy trẻ một số kĩ năng tự phục vụ khi ăn.
Kỹ năng xử lý tình huống 35
– Trong giờ ăn của trẻ 24-36 tháng tuổi, có một trẻ bị nôn thức ăn ra bàn. Nếu là GV trong tình huống đó bạn sẽ xử lí ntn?
TRẢ LỜI
– GV chuyển trẻ ra xa chỗ trẻ vừa nôn, trấn an tinh thần cho trẻ nếu bị bẩn, kiểm tra xem trẻ có gặp vấn đề gì về sức khỏe ko.
– Nếu trẻ không có vấn đề gì về sức khỏe, GV dọn bãi nôn xong, cho trẻ tiếp tục ăn, động viên trẻ ăn từ từ.
– Nếu trẻ có vấn đề về sức khỏe, GV cho trẻ xuống phòng y tế để kiểm tra, đồng thời thông báo ngay cho cha mẹ trẻ.
TÌNH HUỐNG 36
– Trong giờ ăn của lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi có một trẻ ngậm cơm không chịu nhai. Nếu là gv trong tình huống đó…ntn?
TRẢ LỜI
– Đối với trẻ mới ăn cơm, đang tập nhai, GV động viên trẻ ăn từng chút một. GV cho trẻ ăn cơm trước,nếu trẻ chưa ăn đủ xuất, gV cho trẻ ăn thêm cháo.
– Đối với trẻ lười ăn ko chịu nhai, GV giải thích cho trẻ việc ngậm và nhai cơm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và răng miệng ntn, khuyến khích trẻ nhai và mời các trẻ ăn thi cùng bạn.
– GV thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ để nắm được tình hình của trẻ, phối hợp với cha mẹ trẻ bổ xung thêm dinh dưỡng cho trẻ khi ở nhà để đảm bảo đủ mức năng lượng cần cung cấp một ngày cho trẻ.
TÌNH HUỐNG 37
– Trong giờ ăn ở lớp MG 3-4 tuổi, có trẻ ko chịu tự xúc ăn, GV xúc cho mới ăn. Nếu là GV trong tình huống đó bạn….ntn?
TRẢ LỜI
– GV khen ngợi các bạn tự xúc ăn đặc biệt là các bạn ngồi cạnh và xung quanh trẻ. Giải thích ngắn gọn với cả lớp tự xúc ăn sẽ tốt ntn. Động viên, tin tưởng trẻ cũng tự xúc ăn được như các bạn.
– Trong các bữa ăn GV tạo ko khí thi đua tự xúc ăn giữa các trẻ trong lớp
– Thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ cùng phối hợp với giáo viên. Để động viên trẻ tự xúc ăn khi ở nhà
TÌNH HUỐNG 38
– Trong giờ ăn có trẻ ko ăn,đòi ăn đồ khác. Nếu là gv trong tình huống đó bạn …ntn?
TRẢ LỜI
– GV hỏi trẻ? Vì sao con ko muốn ăn? Và tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lí phù hợp.
-Nếu do trẻ mè nheo ko chịu ăn, gv động viên trẻ ăn hết xuất, giải thích cho trẻ hiểu cần phải ăn nhiều loại thức ăn thì cơ thể mới khỏe mạnh, khuyến khích trẻ ăn cùng các bạn ,…
– Nếu do trẻ mệt ko muốn ăn cơm, gv có thể linh động xin nhà bếp một bát cháo cho trẻ ăn và chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để có những biện pháp xử lí kịp thời.
– Nếu do trẻ dị ứng hoặc kiêng những thức ăn đó, gv báo nhà bếp xin đổi món ăn khác cho trẻ.Khi trả trẻ gv hỏi cha mẹ trẻ xem trẻ bị dị ứng với những loại thức ăn nào hoặc trẻ đang gặp vấn đề gì về sức khỏe (bị ốm, tiêu chảy cần phải kiêng,..) để báo với nhà bếp có kế hoạch chuẩn bị những món ăn khác phù hợp với trẻ.
TÌNH HUÔNG 39
– Trong giờ ăn, có một trẻ ko chịu ăn cơm với thịt mà chỉ ăn cơm với canh. Nếu là gv trong ……ntn?
TRẢ LỜI
– GV tìm hiểu nguyên nhân thông qua cha mẹ trẻ. Qua theo dõi các bữa ăn của trẻ tại lớp.
– GV trò chuyện cùng trẻ hoặc một nhóm trẻ về các món ăn có thịt lợi ích của món ăn với cơ thể.
– GV tổ chức động viên trẻ tham gia vào hđ “Bé tập làm nội chợ”. Xếp trẻ đó ngồi cạnh những trẻ dễ ăn, ăn nhanh để khích lệ trẻ thi đua ăn giống bạn.
– Trao đổi với cha mẹ trẻ để gia đình chế biến những món ăn khác nhau từ thịt, phối hợp với gv tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều.
TÌNH HUỐNG 40
– Trong bữa ăn trẻ ko thích ăn thịt rau chỉ thích ăn cơm trắng. Nếu là gv trong tình huống ……ntn?
TRẢ LỜI
– Gv có thể chia cơm trắng,thịt,rau ra thành từng bát, cho trẻ ăn cơm trắng từng miếng trước (hai miếng cơm trắng một miếng thịt, sau đó giảm dần một miếng cơm trắng một miếng thịt) điều chỉnh tùy vào khả năng thích ứng dần dần rồi ăn kết hợp với rau.
– GV động viên trẻ ăn cơm với thịt, rau và giải thích cho trẻ cần phải ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để cơ thể lớn lên và khỏe mạnh, đó là việc tốt cho bản thân trẻ nên làm.
– GV thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ để cùng phối hợp tập cho trẻ ăn đa dạng các món ăn khi ở nhà.
TÌNH HUÔNG 41
– Trong giờ ăn trẻ không thích ăn, đổ thức ăn sang bát bạn. Nếu là giáo viên trong….ntn?
TRẢ LỜI
– Nếu trẻ ko muốn ăn một cách ngẫu hứng, gv yêu cầu trẻ ko đổ thức ăn sang bát bạn, giải thích cho trẻ việc phải hoàn thành khẩu phần ăn của mình là để đảm bảo cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và khỏe mạnh, động viên trẻ ăn hết xuất. GV nhắc trẻ nếu ko muốn ăn thì cần nói với cô, ko được đổ thức ăn sang bát bạn.
– Nếu trẻ thực sự ko muốn ăn món ăn đó (tìm hiểu bằng cách hỏi trẻ thông qua cha mẹ trẻ hoặc qua quan sát của gv,…) GV yêu cầu trẻ dừng việc đổ thức ăn sang bát bạn và động viên trẻ ăn từng chút một, giải thích cho trẻ hiểu cần ăn đa dạng các loại thức ăn để cơ thể lớn lên khỏe mạnh. Thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ để cùng phối hợp tập cho trẻ ăn món ăn đó khi ở nhà.
TÌNH HUỐNG 42
– Trong giờ ăn có một trẻ bị hóc sương cá. Nếu là gv trong tình …….bạn ..ntn?
TRẢ LỜI
– Gv cần lập tức ngừng cho trẻ đó ăn, đưa trẻ xg phòng y tế (hoặc cơ sở y tế gần nhất) để nhân viên y tế kiểm tra và xử lí. Tuyệt đối không cố gắng móc xương cá ra.
– Các gv còn lại cho tất cả trẻ trong lớp tạm ngừng ăn để kiểm tra lại món cá.
– Nếu ko còn xương cá gv tiếp tục cho trẻ ăn, nhắc các trẻ nhai kĩ,ăn hết xuất
– Nếu phát hiện còn nhiều xương cá, gv báo cáo với ban giám hiệu và nhà bếp để có biện pháp xử lí kịp thời, đảm bảo an toàn cho bữa ăn của trẻ.
TÌNH HUỐNG 43
– Trong giờ ăn, có trẻ luôn xin cơm và thức ăn của bạn. Nếu là gv trong …ntn?
TRẢ LỜI
– Gv giải thích cho trẻ đó là việc ko nên làm, dạy cho trẻ thói quen văn minh,lịch sự trong ăn uống (không nên xin đồ ăn của bạn). Nói cho trẻ hiểu xuất ăn của trẻ đã đủ chất, nếu ăn nhiều hơn cũng ko tốt cho cơ thể của trẻ và bạn cũng cần ăn hết xuất để lớn lên khỏe mạnh…
– GV hướng dẫn trẻ nếu muốn ăn thêm thì xin cô, ko xin thức ăn của bạn
TÌNH HUỐNG 44
– Đến giờ ăn: có một trẻ ko cần thật làm đổ hết bát cơm có thức ăn mặn. Nếu là gv trong …. Ntn?
TRẢ LỜI
– Theo quy chế tổ chức giờ ăn, GV phải chia thừa một suất thức ăn mặn để đề phòng để trẻ làm đổ cơm.
– GV tuyệt đối ko được trách phạt trẻ, cần động viên, an ủi và thay cho trẻ bát cơm mới, nhẹ nhàng nhắc trẻ cẩn thận, chú ý ko làm đổ thức ăn.
– Nếu gv ko thực hiện theo đúng quy chế chia ăn thì phải lập tức đi xg nhà bếp xin bổ xung thức ăn ngay cho trẻ
TÌNH HUỐNG 45
– Trong thực đơn bữa chiều của trẻ hàng tuần đều có sữa chua, sữa tươi, bánh ngọt, nước ép hoa quả… nhưng sau một thời gian thực hiện việc chăm sóc trẻ, Gv thấy rằng nhiều trẻ trong lớp ko thích ăn bánh ngọt. Nếu là GV trong ….ntn?
TRẢ LỜI
– GV quan sát và tổng hợp danh sách những trẻ thường xuyên ko ăn bánh ngọt
– GV hỏi các trẻ đó vì sao ko muốn ăn, GV báo với BGH và nhà bếp về tình trạng và số lượng trẻ ko ăn bánh ngọt để BGH và nhà bếp đưa ra hướng giải quyết như bổ xung, thay thế đồ ăn khác cho những trẻ ko ăn bánh quy.
– Phối hợp với gia đình thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể và tốt cho sức khỏe.
TÌNH HUỐNG 46
– Trong lớp có một trẻ cứ để đồ ko ăn các loại bín, phơ và nhất định ko ăn nhũng loại thức ăn này trong các bữa ăn ở trường. Nếu là gv trong lớp bạn …..ntn?
TRẢ LỜI
– GV trao đổi với cha mẹ trẻ để nắm được thói quen ăn uống của trẻ, đồng thời cùng cha mẹ trẻ thống nhất việc giải quyết tình huống này.
– GV trao đổi với BGH và nhà bép xin hướng giải quyết (có thể nhận thêm đồ ăn từ gia đình vào những ngày đó hoặc xin nhà bếp đồ ăn khác như một chiếc bánh, một bát cháo cho trẻ đó vào những bữa ăn có bún, phơ thay thế..)
– GV thực hiện sự chỉ đạo của BGH và phối hợp cùng với gia đình. Khuyến khích trẻ tập ăn đa dạng các loại thức ăn.
TÌNH HUỐNG 47
Khi nhận lớp mới, GV được cha mẹ trẻ cho biết con họ bị dị ứng với một số loại thức ăn như nấm, tôm, cua… Nếu là gv của lớp đó….ntn?
TRẢ LỜI
– GV tiếp nhận thông tin đó với tinh thần chia sẻ với cha mẹ trẻ, đồng thời đưa cho cha mẹ trẻ mẫu phiếu đề nghị ăn kiêng của nhà trường.
– GV gửi mẫu phiếu đề xuất ăn kiêng cho BGH và nhà bếp, nhà bếp chịu trách nhiệm nấu xuất ăn riêng cho trẻ trong những bữa ăn có thức ăn trẻ bị dị ứng.
– GV thực hiện sự chỉ đạo của BGH về việc hướng dẫn cha mẹ trẻ đăng kí những thực phẩm trẻ cần ăn kiêng tới toàn thể cha mẹ trẻ trong lớp. Tổng hợp danh sách những trẻ cần ăn kiêng, các thực phẩm của trẻ cần kiêng trong lớp gửi cho BGH, phòng y tế, bếp ăn để nắm thông tin và thực hiện. Gv chịu trách nhiệm báo xuất ăn kiêng hàng ngày của lớp để nhà bếp nấu thay thế các thực phẩm khác đảm bảo các bữa ăn cho trẻ ko có thức ăn gây di ứng.
– Trong quá trình chăm sóc bữa ăn cho trẻ, GV chú ý tránh tuyệt đối, ko để trẻ ăn các thức ăn gây di ứng.
6. HOẠT ĐỘNG NGỦ
– Trong hđ ngủ cho trẻ ở trường Mn, là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với gv Mn. Bản chất giấc ngủ của trẻ MN là để trẻ khôi phục lại trạng thái bình thường của các tế bào thần kinh. Việc tổ chức giấc ngủ tôt cho trẻ là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe của trẻ, cụ thể
- 3-6 tháng tuổi ngủ giấc (90 đến 120 phút/giấc)
- Từ 6 đến 12 tháng tuổi ngủ 2-3 giấc (90 đến 120phut/giấc)
- Trẻ 12-24 tháng tuổi ngủ 2 giấc (90 đến 120 phút /giấc),
- Trẻ 18-24 tháng tuổi, 24-36 tháng tuổi và từ 3-6 tuổi ngủ một giấc trưa (khoảng 150 phút)
Để xử lí tốt các tình huống trong tổ chức hđ ngủ chi trẻ MN Gv cần thực hiện các nguyên tắc sau:
Kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ
– Đảm bảo tính khoa học: chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè và đầy đủ ác trang thiết bị như giường ngủ (đệm) chăn gối cho trẻ
– Đảm bảo dung phương pháp: GV nên cho trẻ nghe hát ru hoặc những bản nhạc nhẹ nhàng, thư giãn giúp trẻ ngủ nhanh và sâu giấc.
– GV phải có mặt trong phòng ngủ để theo dõi quá trình trẻ ngủ: tư thế ngủ của trẻ nhiệt độ, độ ẩm không khí, tiếng ồn và xử lí các trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn
TÌNH HUỐNG 48
– Trong giờ ngủ trưa, có trẻ ko ngủ được, nằm mở mắt, trằn chọc suốt buổi trưa. Nếu là Gv trong tình huống đó bạn…ntn?
TRẢ LỜI
– GV cho trẻ khó ngủ nằm riêng, hoặc gv có thể nằm cạnh trẻ, dỗ cho trẻ ngủ bằng cách lấy tay vuốt trên trán và thủ thỉ kể chuyện. Hoặc hát ru cho trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.
– Trường hợp trẻ ko muốn ngủ, ko nên ép buộc trẻ. Nên tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi trò chơi tĩnh như: xếp hình, vẽ, nặn…
– Khi trả trẻ, GV nên trao đổi với cha mẹ trẻ để đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ số thời gian cần thiết trong một ngày.
TÌNH HUỐNG 49
– Trong giờ ngủ, hai trẻ nằm cạnh nhau nói chuyện, ko chịu ngủ. Nếu là GV trong tình huống đó….ntn?
TRẢ LỜI
– GV tách trẻ đó ra ko cho nằm cạnh nhau nữa. Chuyển hai trẻ đó ra nằm cạnh các trẻ đã ngủ rồi. Sau đó trẻ sẽ tự ngủ.
– Nếu trẻ khó ngủ, GV có thể ngồi gần và dỗ cho trẻ ngủ nhưng vẫn cần bao quát lớp trong lớp ngủ.
TÌNH HUỐNG 50
– Trong giờ ngủ,có trẻ đánh bạn nằm cạnh. Nếu là GV trong tình huống đó….ntn?
TRẢ LỜI
– Gv nhắc nhở trẻ đó đánh bạn là hành vi xấu, ko được làm như vậy và yêu cầu trẻ xin lỗi bạn.Sau đó đổi chỗ cho trẻ đó nằm cạnh GV.
– Những giấc ngủ sau, nếu trẻ đó vẫn có hành vi đánh bạn nằm cạnh. Gv nên sắp xếp để trẻ đó nằm gần hoặc ngay cạnh cô để dễ quan sát và can thiệp kịp thời.
TÌNH HUỐNG 51
Trong giờ nhủ trưa, có trẻ thường xuyên dạy sớm và ngọ nguậy, ảnh hưởng đến giấc ngủ của các trẻ khác. Nếu là GV trong tình huống đó…..ntn?
TRẢ LỜI
– Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ đó luôn dậy sớm.
– Để ko ảnh hưởng tới các trẻ khác, giáo viên nên tách trẻ đó ra nằm chỗ khác hoặc cho sang phòng khác để cho chơi các trò chơi tĩnh như: Xếp hình, nặn,vẽ..
– Trao đổi với cha mẹ trẻ cùng rèn cho trẻ ngủ đủ giấc.
TÌNH HUỐNG 52
Trong gờ ngủ trưa, có một trẻ ko ngủ trưa, cứ xin đi vệ sinh rất nhiều lần. Nếu là GV trong tình huống đó bạn….ntn?
TRẢ LỜI
– Nếu do trẻ ăn nhiều canh buổi trưa nên đi nhiều lần, GV cho trẻ nằm riêng để ko ảnh hưởng đến trẻ khác.
– Nếu do trẻ lấy cớ đi vệ sinh để ko ngủ, GV cho trẻ nằm gần, vỗ về ru trẻ ngủ hoặc thủ thỉ kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ dễ ngủ, quên việc xin đi vệ sinh.
TÌNH HUỐNG 53
Trong giờ ngủ trẻ nằm úp mặt xuống,tự sờ bộ phận sinh dục của mình. Nếu là GV trong tình huống đó bạn…..ntn?
TRẢ LỜI
– GV nhắc nhở trẻ đó là hành vi xấu, ko được thực hiện, khi trẻ làm vậy sẽ bị cô và các bạn phê bình.
– Đánh lạc hướng trẻ bằng cánh vỗ về ru trẻ ngủ hoặc kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ dễ ngủ hơn.
– Trao đổi với cha mẹ trẻ để cùng phối hợp với Gv giám sát trẻ, ngăn chặn hành vi đó.
7.HOẠT ĐỘNG VỆ SINH
– Tổ chức hđ vệ sinh cho trẻ là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với GVMN. Bản chất tổ chức hđ vệ sinh cho trẻ MN là hình thành, giáo dục thói quen vệ sinh, phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe cho trẻ. GV cần hình thành ở trẻ các thói quen vệ sinh như: rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, xúc miệng, chải tóc, mặc quần áo sạch sẽ, rửa chân, đi dép. Để xử lí tốt các tình huống trong hđ vệ sinh cho trẻ ở trường MN. GV cần thực hiện các nguyên tắc sau.
Kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ
– Đảm bảo mục tiêu của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ MN
– Đảm bảo thống nhất giữa nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính chủ động, tích cực nhận thức ở trẻ.
– Kết hợp giáo dục mọi lúc mọi nơi
– Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.
TÌNH HUỐNG 54
– Trong khi rửa mặt cho trẻ 24-36 tháng tuổi, GV phát hiện một trẻ bị đau mắt. Nếu là GV trong tình huống đó bạn….ntn?
TRẢ LỜI
– GV cách li trẻ và đưa xuống phòng y tế để nhân viên y tế làm công tác vệ sinh mắt, nhỏ thuốc cho trẻ: đồng thời gọi điện cho cha mẹ trẻ, mời cha mẹ trẻ đến đón, đưa trẻ đi khám và chữa trị. Sau đó GV vệ sinh phòng,lớp học để tránh lây bệnh sang trẻ khác.
– Trong trường hợp trường MN ko có nhân viên y tế hoặc cha mẹ trẻ ko đến ngay được thì GV rửa cho trẻ đó sau cùng, cách li trẻ đó với các trẻ khác. Sau khi rửa xong cho trẻ đó, khăn mặt phải để ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng, luộc qua nước sôi sau đó phơi nắng. GV rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn để tránh lây nhiễm sang các trẻ khác. Khi cha mẹ trẻ đến đón, Gv trao đổi với cha mẹ trẻ đưa trẻ đi khám, điếu trị và đề nghị cha mẹ trẻ cho trẻ nghỉ học ở nhà đến khi khỏi hẳn để tránh lây sang trẻ khác.
TÌNH HUỐNG 55
Trong giờ vệ sinh có một trẻ bị bỏng nước sôi. Nếu là GV trong tình huống…ntn?
TRẢ LỜI
– GV nhanh chóng đưa trẻ xuống phòng y tế để nhân viên y tế làm công tác sơ cứu cho trẻ.
– TRong trường hợp trường MN ko có nhân viên y tế thì GV cần tách trẻ khỏi chỗ nước gây bỏng: rửa hoặc ngâm chỗ bị bỏng vào nước sạch, mát để giảm độ nóng (ko dùng nước đá lạnh để làm mát vì có thể gây tổn thương da). Tránh làm bẩn vết bỏng, ko làm vỡ nốt bồng (nếu có) để tránh bị nhiễm trùng.
– Nếu trẻ bỏng nặng,sau khi sơ cứu ban đầu,phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.
– Gọi điện thông báo tình hình cho cha mẹ trẻ biết để có biện pháp cùng phối hợp điều trị và chăm sóc tốt cho trẻ.
– GV chân thành xin lỗi cha mẹ trẻ và BGH vì đã ko thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc trẻ, Rút kinh nghiệm sâu sắc để ko xảy ra tình huống tương tự.
TÌNH HUỐNG 56
Trong lớp có một trẻ trước khi ăn ko chịu rửa tay. Nếu là GV trong tình huống đó bạn sẽ …..ntn?
TRẢ LỜI
– GV tìm hiểu nguyên nhân:
– Nếu trẻ chưa biết cách rửa tay, Gv cần hướng dẫn trẻ và giải thích cho trẻ vì sao phải rửa tay trước khi ăn.
– Nếu trẻ biết cách rửa tay nhưng ko chịu rửa tay. GV nhẹ nhàng khuyến khích trẻ, cùng trẻ rửa tay và khen trẻ khi trẻ thực hiện đúng.
– Gv thường xuyên quan sát và nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn.
– Gv khích lệ trẻ thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh: khen ngợi động viên trẻ kịp thời khi trẻ thực hiện đúng quy định.
TÌNH HUỐNG 57
Giờ đi dạo trong sân, GV tổ chức cho trẻ chơi trò chơi với cát và nước. Khi thời gian đã hết, GV yêu cầu trẻ rửa tay, chân để chuyển hđ khác. Có một trẻ mải chơi nhất định ko chịu đứng lên, vẫn tiếp tục chơi với cát. Nếu là GV trong tình huống đó bạn…ntn?
TRẢ LỜI
– GV nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ hđ tiếp theo có nhiều trò chơi, trò chơi rất hay (gv lấy ví dụ trò chơi sẽ tổ chức ở hđ tiếp theo.)
– Nếu có nội dung chơi với cát và nước ở trong kế hoạch của buổi hđ ngoài trời của tuần ( tháng), GV thông báo cho trẻ biết để trẻ hiểu nếu thích chơi thì trẻ sẽ được chơi ở lần sau.
– Nếu trẻ vẫn ko chịu GV cho trẻ chơi thêm một chút và giao hẹn khi cô rửa tay chân xong cho bạn cuối cùng sẽ đến lượt trẻ hoặc rủ trẻ cùng thi rửa tay, chân với bạn, với cô xem ai rửa sạch hơn.
8. HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ
Trả trẻ là hđ diễn ra hàng ngày ở trường MN là thời điểm mà GV và cha mẹ trẻ có thể trao đổi những thông tin cần thiết về trẻ để cha mẹ trẻ nắm bắt được tình hình của trẻ trong ngày,kết hợp tư vấn,hướng dẫn cha mẹ trẻ cách phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ hiệu quả, để xử lí tốt các tình huống trong hđ trả trẻ ở trường MN. GV cần thực hiện các nguyên tắc sau
Kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ
– Yêu thương tôn trọng trẻ: GV thể hiện sự quan tâm, tận tình niềm nở với trẻ, với cha mẹ trẻ.
– Hướng dẫn trẻ lấy đúng và đầy đủ đồ dùng cá nhân của mình để tránh nhầm lẫn.
– Trao đổi nhanh với cha mẹ trẻ tình hình trong ngày của trẻ về những biểu hiện đặc biệt ở các hđ cụ thể như: Trong giờ học, giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi…
– Quan sát nắm rõ số trẻ về và trẻ con trong lớp để đảm bảo an toàn cho trẻ.
– Khi hết giờ và hết trẻ, kiểm tra xung quanh lớp xem có gì khác thường ko. Nếu ko thì thu dọn đồ dùng và tắt hết điện, đóng/khóa cửa lớp cẩn thận trước khi về.
TÌNH HUỐNG 58
– Trong giờ trả trẻ,Khi cha mẹ trẻ đến con. Gv phát hiện trẻ không có ở trong lớp, Nếu là GV trong tình huống đó bạn…ntn?
TRẢ LỜI
– GV bình tĩnh trao đổi với cha mẹ trẻ để phối hợp tìm kiếm trẻ, nhờ cha mẹ trẻ gọi điện về nhà kiểm tra xem đã có ai đón trẻ chưa.
– Trao đổi ngay với các GV dạy cùng lớp xem có biết trẻ đi đâu, đi lúc nào ko. Đồng thời tìm kiếm nhanh xem trẻ có chơi xung quanh ko.
– Nếu GV cùng lớp ko biết, ko tìm thấy trẻ ngay gần đó thì lập tức báo với BGH để có hướng giải quyết kịp thời.
– Nếu nhà trường có camera an ninh, kiểm tra ngay xem trẻ đã đi theo hướng nào. Nhanh chóng tìm kiếm theo hướng đó.
– Nếu nhà trường ko có camera an ninh, BGH huy động GV, nhân viên. Tìm kiếm trong và ngoài khuôn viên nhà trường.
-Báo ngay cho các lực lượng chức năng địa phương để cùng tìm kiếm
– Khi tìm được trẻ, kiểm tra sự an toàn của trẻ, xem trẻ có bị chầy xước hay đau ở đâu ko, báo cáo với BGH đồng thời bàn giao trẻ cho cha mẹ trẻ. Chân thành xin lỗi cha mẹ trẻ và BGH vì sự sơ xuất của mình.
– Rút kinh nghiệm sâu sắc, chia sẻ với các GV khác. Chịu tránh nhiệm và chú ý thực hiện tốt công tác chăm sóc để trẻ tránh xảy ra sự việc tương tự.
TÌNH HUỐNG 59
Cuối tuần, sau khi bình xét thi đua, có một trẻ ko được nhận phiếu bé ngoan. Khi cha mẹ đến đón trẻ đó nhất định đòi có phiếu bé ngoan mới chịu về. Nếu là GV trong tình huống đó bạn…..ntn?
TRẢ LỜI
– Việc khen bằng phiếu bé ngoan được tổ chức công khai ở lớp. Như vậy nếu trẻ chưa ngoan để được nhận phiếu bé ngoan thì đã được GV và các bạn nhận xét. Tuy vậy, dù GV đẫ thực hiện việc này nhưng đối với trẻ nhỏ vẫn có những trẻ nhất định ko chịu về khi ko được nhận phiếu bé ngoan. Khi gặp tình huống như này GV nên giải thích cho trẻ hiểu vì sao trẻ ko được nhận phiếu bé ngoan, sau đó vẫn phát phiếu bé ngoan cho trẻ và nói với cha mẹ trẻ và trẻ là cô động viên, tuần sau trẻ cần cố gắng để tự mình được nhận phiếu bé ngoan
TÌNH HUỐNG 60
Trong giờ trả trẻ, có một người lạ mặt đến đón trẻ. GV ko nhận được thông báo từ cha mẹ trẻ. Nếu là Gv trong tình huống đó bạn..ntn?
TRẢ LỜI
– GV hỏi thông tin nhân thân của người đó và gọi điện cho cha mẹ trẻ. Để xác minh xem có đúng là người cha mẹ trẻ nhờ đón trẻ hộ ko. Sau đó GV gọi trẻ ra, hỏi xem có quen người đó ko. Khi xác minh đầy đủ, chắc chắn là người thân trong gia đình trẻ, GV mới trả trẻ về.
– Nếu ko liên lạc được với cha mẹ trẻ gv tuyệt đối ko được trả trẻ.
TÌNH HUỐNG 61
Gv đã trả trẻ cho cha mẹ trẻ đến đón. Cha mẹ trẻ ko đưa trẻ về ngay, cho trẻ chơi thêm một lúc trong san trường nhưng lại ko để ý quản trẻ mà làm việc riêng. Trẻ mải chơi một lúc sau ko thấy cha mẹ đâu, khóc đòi tìm cha mẹ. Nếu là GV trong tình huống đó bạn…ntn?
TRẢ LỜI
– Khi thấy trẻ đang khóc, tìm cha mẹ. GV dỗ dành trẻ bình tĩnh lại, hỏi trẻ tên gì học lớp nào, tên cha mẹ trẻ là gì?. Sau đó nhờ loa phát thanh nhà trường thông báo để cha mẹ trẻ biết, đến đón con.
– Sauk hi xác minh đúng là cha mẹ trẻ, GV mới cho đón trẻ và dặn cha mẹ trẻ chú ý trông trẻ hơn.
9. HOẠT ĐỘNG THĂM QUAN DÃ NGOẠI
Ngoài việc trao đổi kiến thức, kĩ năng sống cho trẻ qua các bài học, trò chơi trên lớp,thì việc tổ chức tham quan, dã ngoại là một nhiệm quan trọng đối với GVMN. Để xử lí tốt các tình huống trong tham quan, dã ngoại cho trẻ ở trường mn, GV cần thực hiện các nguyên tắc sau
Kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ
– Đảm bảo giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi:Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên,được trải nghiệm với thế giới bên ngoài, được phổ biến những quy tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ trong quá trình di chuyển và quá trình tham gia các hđ, Dạy cho trẻ kĩ năng sống như: Đi đứng trật tự và bám sát GV, giúp trẻ kiểm soát và là chủ bản thân,xây dựng tinh thần đồng đội, tác phong kỉ luật trong cuộc sống.
– Đảm bảo tính tích hợp: Vừa tổ chức cho trẻ đi tham quan dã ngoại vừa kết hợp giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ, góp phần củng cố, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.
– Đảm bảo tính vừa sức với trẻ về thời gian và khoảng cách (ko di những nơi quá xa)
TÌNH HUỐNG 62
Nhà trường tổ chức tham quan nhưng trẻ nói với GV trẻ ko thích đi. Nếu là GV trong tình huống đó bạn…ntn?
TRẢ LỜI
– GV hỏi trẻ,tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ ko tham gia,Nếu chỉ do trẻ ko thấy hòa hứng, GV cho trẻ xem hình ảnh về địa danh trẻ tham quan có nhiều trò chơi và cảnh đẹp rất hấp dẫn, trò chuyện để trẻ hiểu khi tham quan trẻ sẽ có những trải nghiệm thú vị cùng bạn,cùng cô,sẽ được khám phá những điều mới lạ……để khơi dậy hứng thú cho trẻ.
– Sau đó, GV trao đổi với gia đình để có biện pháp phối kết hợp, tạo cho trẻ những cơ hội trải nghiệm tốt nhất.
TÌNH HUỐNG 63
Trong buổi cả trường đi tham quan GV bỗng phát hiện thiếu mất một trẻ trong lớp.Nếu là GV trong tình huống đó bạn …ntn?
TRẢ LỜI
– GV cần báo cho BGH để nhận được sự trợ giúp, thông tin tới toàn đoàn để GV lớp khác xem có trẻ lớp mình lạc sang ko, nếu ko có cần báo ngay cho cơ quan công an và đơn vị chủ quản của địa điểm tham quan để cùng phối hợp tìm trẻ một cách nhanh nhất.
TÌNH HUỐNG 64
Trong buổi cả trường đi tham quan có trẻ ko chịu đi thẳng hàng. Nếu là GV trong tình ….ntn?
TRẢ LỜI
– Gv nắm tay trẻ dắt trẻ đi hoặc phân công cho GV khác dắt và bao quát trẻ.
– GV thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn các trẻ khác đi theo hàng. Luôn kiểm tra sĩ số lớp để kiểm tra số lượng trẻ của lớp.
TÌNH HUỐNG 65
Trong buổi cả trường đi tham quan, khi xe đang di chuyển trẻ đòi uống nước dù chưa đến điểm dừng nghỉ. Nếu là GV trong tình huống đó…ntn?
TRẢ LỜI
– Nếu trên xe có sẵn nước đóng chai. GV lấy nước cho trẻ uống, lưu ý dùng ống hút và giúp trẻ uống, ko để trẻ tự uống trực tiếp.
– Nếu trên xe ko có nước cho trẻ uống. GV giải thích, dỗ dành trẻ cố gắng đợi đến địa điểm dừng nghỉ sẽ uống nước hoặc nhờ lái xe dừng lại ở nơi có thể mua nước cho trẻ uống.
TÌNH HUỐNG 66
Trong buổi cả trường đi tham quan, đã đến giờ xe ô tô chuyển bánh. Nhưng vẫn có một trẻ ở lớp chưa đến. Nếu là GV trong tình huống đó… ntn?
TRẢ LỜI
– GV gọi điện cho cha mẹ trẻ để nắm bắt thông tin vì sao trẻ chưa đến. Và có hướng xử lí phù hợp.
– Nếu vì lí do đột xuất trẻ ko tham gia được, GV cho xe đi tham quan đúng lịch trình.
– Nếu cha mẹ trẻ đang trên đường đưa trẻ đến
+ Với địa điểm tham quan xa, để ko ảnh hưởng đến lịch trình của toàn trường. GV báo cáo BGH cho xe các lớp khác đi trước, để xe lớp mình đi sau cùng chờ trẻ đến.
+ Với địa điểm tham quan gần. GV thông báo cho cha mẹ trẻ đưa trẻ đến địa điểm vui chơi và cho xe xuất phát theo đúng lịch trình.
– Sau đó, GV khéo léo nhắc cha mẹ trẻ đưa trẻ đến đúng giờ trong những lần sau.
Lời kết
Trên đây là 66 kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non trong chăm sóc giáo dục trẻ. Hy vọng những tình huống trên sẽ giúp các thầy công có thêm những kinh nghiệm xử lý tình huống giáo viên mầm non với trẻ
Chúc các bạn thành công!