Giáo án hội giảng – Giáo dục âm nhạc – chủ đề gia đình hay nhất

0
415
Giáo án hội giảng - Giáo dục âm nhạc - chủ đề gia đình hay nhất

GIÁO ÁN HỘI GIẢNG

Hoạt động: Giáo dục âm nhạc

Chủ đề: Gia đình

Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới

Vận động minh hoạ: “ Chiếc khăn tay”, sáng tác: Văn Tấn

Nội dung kết hợp:

Nghe hát “Ba ngọn nến lung linh”, Nhạc Ngọc Lễ

Trò chơi ÂN: Ai nhanh nhất

Đối tượng: Trẻ 3-4 tuổi

Thời gian: 20- 25 phút

Ngày soạn: / 10 / 2021

Ngày dạy: 20/ 10/ 2021

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

  • Trẻ biết vận động múa bài “Chiếc khăn tay”.
  • Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung, hát thuộc lời và đúng giai điệu của bài hát “Chiếc khăn tay”
  • Trẻ biết tên bài nghe hát, hiểu nội dung bài hát “Ba ngọn nến lung linh”.
  • Trẻ biết cách chơi, luật chơi của trò chơi “Ai nhanh nhất”

2. Kỹ năng:

  • Trẻ có kỹ năng phối hợp các giác quan trong vận động múa bài hát “Chiếc khăn tay”.
  • Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định

3. Thái độ:

  • Trẻ yêu thích các hoạt động âm nhạc và hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ học.
  • Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe, mặc quần áo phù hợp, biết đội mũ nón khi ra ngoài trời nắng, mưa thì biết tìm chỗ trú hoặc chạy vào nhà…

II. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm:

  • Lớp học 3 tuổi

2. Đồ dùng của cô

  • Giáo án
  • Nhạc bài hát: “Chiếc khăn tay”, “Ba ngọn nến lung linh”
  • Máy vi tính, loa

3. Đồ dùng của trẻ:

  • Trang phục gọn gàng, sạch sẽ
  • Mũ đội số 1, đội số 2, đội số 3
  • Dụng cụ âm nhạc: Khăn tay
  • Ghế ngồi.
  • Tâm thế: Thoải mái.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (1 phút)

– Chào mừng các bé đã đến với chương trình “Sân chơi âm nhạc” ngày hôm nay.

– Đến tham dự chương trình hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu có sự góp mặt của các cô đến từ Trường MN Thị trấn Thắng.

Và thành phần không thể thiếu đó chính là các bé lớp 3 tuổi C7 gồm 3 đội chơi : + Đội số 1

+ Đội số 2

+ Đội số 3

2. Hoạt động 2: Bài mới (19 phút)

2.1 Dạy vận động múa bài hát Chiếc khăn tay, sáng tác: Văn Tấn

– Mở đầu chương trình xin mời các đội cùng đến với phần thi đầu tiên mang tên “ Tài năng toả sáng”

– Ở phần thì này xin mời 3 đội cùng nghe giai điệu một bản nhạc và đoán xem đó là giai điệu của bài hát nào? Và tác giả là ai?

+ Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.

– Chúng mình cùng hát vang bài hát: “Chiếc khăn tay” sáng tác: Văn Tấn

nào.

– Để bài hát được hay và sinh động hơn thì chúng mình sẽ làm thế nào?

– Theo các con, chúng ta có thể kết hợp với những vận động nào?

Đúng rồi, để bài hát được sôi nổi và hay hơn thì không những hát hay mà chúng ta còn có rất nhiều cách vận động để làm cho bài hát được hay và hấp dẫn hơn: chúng ta có thể vận động minh hoạ bài hát, có thể vận động theo nhịp và rất nhiều cách nữa. Hôm nay cô cháu mình cùng chọn ra một cách vận động theo bài hát thật hay để tham gia biểu diễn nhé. Vậy các con sẽ chọn cách vận động nào?

– Bạn nào thích cách vận động múa giơ tay lên nào?

Rất nhiều bạn chọn, vậy hôm nay chúng ta nhất trí theo cách vận động múa nhé!

Bây giờ các con nhìn lên xem cô hát và vận động minh hoạ nhé!

* Cô hát mẫu và vận động minh hoạ lần 1 có nhạc. Hỏi trẻ cô vừa thực hiện cách vận động gì?

* Cô phân tích cách vận động minh hoạ từng động tác kết hợp với lời ca:

– “Chiếc khăn… cho em”: Đưa tay phải sang bên  nhìn theo tay rồi đưa về trước ngực kết hợp với nhún chân.

– “Trên cành… con chim” : Đưa tay lên cao mắt nhìn theo tay sau đó xoay cổ tay kết hợp nhún chân.

– “Em sướng… xinh đẹp”: Vỗ tay sang hai bên kết hợp nghiêng đầu về bên vỗ.

– “Lau bàn… hằng ngày”: Một tay ngửa một tay úp làm động tác lau tay.

* Cô làm mẫu lần 2 không nhạc

– Cho trẻ thể hiện 1 lần không nhạc.

–  Cho trẻ thể hiện 2-3 lần với nhạc.

(Cô chú ý đi sửa sai và động viên trẻ)

– Cô cho 3 đội thi đua với nhau

– Cô mời nhóm lên thi đua

– Các đội đều rất xuất sắc, sau đây cô sẽ cử ra 1 thành viên ưu tú nhất lên thực hiện vận động.

Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai và động viên trẻ.

* Củng cố: Các con vừa thực hiện vận động gì?

2.2 Nghe hát: “Ba ngọn nến lung linh”, Nhạc Ngọc Lễ

Cô thấy các đội đã rất xuất sắc phần thi thứ nhất rất xuất sắc và ngay bây giờ chúng ta cùng đến phần thi thứ 2 mang tên “Cùng thưởng thức” ở phần thi này chúng mình sẽ được nghe giọng hát của cô Ánh qua bài hát “Ba ngọn nến lung linh”, một sáng tác của tác giả Ngọc Lễ nhé.

– Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả

– Cô hát cho trẻ nghe lần 1.

– Hỏi trẻ tên bài hát? Tên tác giả?

– Hỏi trẻ giai điệu bài hát như thế nào?

– Bài hát nói về điều gì?

Giảng nội dung: Các con ạ. Bài hát nói về hát nói về tình cảm yêu thương của người thân trong gia đình dành cho nhau đấy. Để có một gia đình hạnh phúc thì mọi người trong gia đình phải biết yêu thương chia sẻ những vui buồn cùng nhau. Vì vậy để cho gia đình hạnh phúc các con phải biết ngoan ngoãn vâng lời ông bà bố mẹ nhé.

* Cô  hát lần 2: Cho trẻ kết hợp cho trẻ hưởng ứng theo lời bài hát.

2.3 Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất

Tiếp theo chương trình cô mời 3 đội đến với phần cuối của chương trình mang tên “Ai nhanh nhất”

Phần chơi này chương trình mời đại diện mỗi đội chơi 2 bạn lên tham gia chơi. Cách chơi, luật chơi  trò chơi như sau.

Cách chơi: Cô xếp 4 chiếc vòng thành hình tròn và mời 5 bạn lên chơi. Nhiệm vụ của các bạn sẽ đi quanh vòng và hát một bài hát ở trong chủ đề. Khi có tín hiệu xắc xô thì phải nhảy nhanh vào vòng. Sau mỗi lần chơi cô sẽ rút bớt vòng đi.

– Luật chơi: Bạn nào không kịp nhảy vào vòng sẽ bị ra khỏi vòng chơi và nhảy lò cò về chỗ cưa mình.

– Tổ chức cho trẻ chơi

3. Hoạt động 3: Kết thúc (1 phút)

– Các con ơi! Trò chơi “Ai nhanh nhất” rất xuất sắc của các con đã khép lại chương trình “Sân chơi âm nhạc” ngày hôm nay. Xin cảm ơn các cô giáo đã đến động viên cho 3 đội. Phần thưởng cho 3 đội là chuyến dạo chơi ngoài trời.

 

– Trẻ hưởng ứng

 

– Trẻ vỗ tay

 

– Đội số 1 chào

– Đội số 2 chào

– Đội số 3 chào

 

– Trẻ lắng nghe

 

– Trẻ nghe giai điệu bản nhạc và đoán tên bài hát: “Chiếc khăn tay” sáng tác: Văn Tấn

– Trẻ hát cùng cô 2 lần

– Vận động theo bài hát ạ.

– 2-3 trẻ nêu suy nghĩ của mình về cách vận động của bài hát: Múa, vận động minh hoạ, vỗ tay theo nhịp, nhún nhảy,…

– Trẻ chú ý lắng nghe

 

– Vận động múa

– Trẻ giơ tay

 

– Dạ vâng ạ.

 

– Trẻ lắng nghe, quan sát

– Vận động múa ạ

– Trẻ chú ý lắng nghe cô phân tích

 

– Trẻ hát và vận động không nhạc

– Thể hiện 2-3 lần theo nhạc

– 3 đội thi đua với nhau.

– Hai nhóm bạn trai bạn gái lên thi đua

– 1 trẻ đại diện thực hiện.

 

– Trẻ trả lời: Vận động múa ạ

 

– Trẻ chú ý lắng nghe

 

– Trẻ chú ý lắng nghe

– Trẻ chú ý lắng nghe

– Bài “Ba ngọn nến lung linh”, Nhạc Ngọc Lễ

– Nhẹ nhàng tha thiết

– Bài hát nói về tình cảm yêu thương của người thân trong gia đình dành cho nhau.

– Trẻ chú ý lắng nghe cô giảng nội dung và hưởng ứng.

 

– Trẻ hưởng ứng theo giai điệu bài hát cùng cô.

– Trẻ lắng nghe cô phổ biến luật chơi

– Trẻ tham gia chơi (2-3 lần)

 

– Trẻ chào cô và đi ra ngoài dạo chơi.

( Nhấn Tải Chủ đề: Gia đình
để lấy tập tin chi tiết )

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây