Hoạt động với đồ vật chủ đạo của trẻ 24 – 36 tháng

0
145
Hoạt động với đồ vật chủ đạo của trẻ 24 - 36 tháng

Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Chính những hoạt động này tạo nên những biến đổi về chất trong tâm lý trẻ. Và hỗ trợ cho các họat động trở lên phong phú hơn.

Không phải ngẫu nhiên mà “Hoạt động với đồ vật trở thành hoạt động chủ đạo của lứa tuổi nhà trẻ”. Đồ vật với bé không chỉ để nghịch hoặc thậm chí gặm nhấm để vui. Để thỏa mãn khám phá qua các giác quan. Mà còn chứa đựng một chức năng nhất định và có cách sử dụng tương ứng.

“Hoạt động với đồ vật” hoạt động chủ đạo của trẻ 24 – 36 tháng

Trong trường mầm non, Hoạt động với đồ vật luôn có sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Nội dung Hoạt động với đồ vật được xây dựng dựa trên đặc điểm tâm lý của trẻ. Các nội dung đã được sắp xếp theo chương trình. Và phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

Khi thực hiện nội dung xếp hình, trẻ tiếp xúc với các đồ vật có các dạng hình học cơ bản như: Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật và các biểu tượng mầu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng, ….

Với nội dung này trẻ phải thực hiện nhiệm vụ nhận biết, gọi tên, phân biệt mầu sắc, hình dạng. Khi đó trẻ sẽ được hình thành các biểu tượng về hình dạng và mầu sắc qua dấu hiệu của đồ vật.

Trẻ 24 - 36 tháng làm quen với các hình cơ bản

Làm quen với các hình cơ bản

Song khi thực hiện nội dung phải thực hiện mang tính tích hợp. Bởi vì ở các độ tuổi trước đó trẻ đã được nhận biết và gọi tên từng đặc điểm riêng lẻ của các loại đồ dùng đồ chơi học tập. Vì vậy ở độ tuổi này trẻ phải nhận biết cùng lúc nhiều đặc điểm và các thuộc tính khác nhau.

VD: Khi cho trẻ tiếp xúc qủa bưởi giáo viên phải cho trẻ được gọi tên, phân biệt mầu sắc, hình dạng, kích thước qủa cam thông qua việc trẻ được sờ, nắm, nhìn…

Ngoài những phương pháp và hình thức cơ bản giáo viên cũng tìm tòi đưa những phương pháp mới như tích hợp thêm phương pháp giáo dục Montessori vào trong tiết dạy, giúp trẻ được trải nghiệm và phát triển một cách toàn diện.

Các cô giáo luôn tạo các hoạt động học mà chơi, chơi mà học

VD: Nếu muốn cho trẻ dùng kẹp gắp bông tạo hình bức tranh. Đầu tiên, cần cho trẻ gọi tên loại đồ chơi đó bằng câu hỏi: Đây là gì? (cái kẹp, quả bông), dùng để làm gì? (để chơi, để xếp hình…), đồ chơi này có mầu gì? (đồ chơi có mầu đỏ, xanh…).

Để xếp quả bông tạo thành bức tranh con phải làm như thế nào? (phải dùng kẹp gắp quả bông thả vào ô có cùng màu ….), con xếp được cái gì đây? (con xếp được bông hoa…).

Trẻ dùng kẹp gắp quả bông tạo thành bức tranh

Trẻ dùng kẹp gắp quả bông tạo thành bức tranh. (Hoạt động với đồ vật)

Như vậy là chỉ thực hiện một nội dung chơi xếp hình nhưng chúng ta đã tích hợp được rất nhiều ý nghĩa giáo dục trẻ: Nhận thức về mầu sắc, hình dạng…, tập nói để phát triển ngôn ngữ. Các thao tác khéo léo của cơ ngón tay, tính kiên trì hoàn thành nhiệm vụ, trí tuởng tượng khi trẻ đặt tên cho sản phẩm, phát triển khả năng tư duy trìu tượng vì trẻ phải nhớ lại biểu tượng về đoàn tầu khi chợt nhìn thấy ở đâu đó….

Nếu chúng ta kiên quyết hướng trẻ chơi xong phải cất xếp đồ chơi vào đúng nơi quy định, quá trình sử dụng đồ chơi mầm non không quăng ném, cắn, bẻ…, Thì thật là tuyệt vời, bởi chúng ta thực hiện xong một chu trình khép kín trong quá trình giáo dục trẻ mang tính tích hợp.

Hoạt động với đồ vật của trẻ 24 – 36 tháng

Hoạt động với đồ vật của trẻ 24 – 36 tháng

Lời kết

Vấn đề ở đây là người lớn phải biết cách khai thác tất cả những đồ dùng đồ chơi xung quanh trẻ. Và phát triển tất cả các khả năng có thể có một cách linh họat và hợp lý. Hãy nhớ rằng chúng ta cho trẻ nhận biết và hình thành biểu tượng hình dạng và mầu sắc. Qua các dấu hiệu của đồ vật chứ không phải theo chuẩn hình học hoặc chuẩn mầu sắc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây