GIÁO ÁN VIÊN GIỎI HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Ngôi nhà sáng tạo
Chủ đề: Gia đình
Nhánh: Ngôi nhà gia đình
Đối tượng: MG 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
– Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để trang ngôi nhà.
– Trẻ biết nhận xét về bức tranh, vận dụng các kỹ năng đã học để dán tranh ngôi nhà theo đúng yêu cầu của cô.
– Trẻ biết cách sắp xếp bức tranh cân đối.
2. Kỹ năng:
– Rèn kĩ năng, dán không bị nhăn, không bị rách giấy màu.
– Hoàn thành sản phẩm có sáng tạo.
3. Thái độ:
– Trẻ yêu thích sản phẩm và giữ gìn cẩn thận,
– Trẻ biết vâng lời cô, hứng thú tham gia hoạt động học tập..
Xem thêm: 6 trò chơi học tập chо trẻ mầm nоn hɑy và thú vị nhất
II. CHUẨN BỊ:
– Hình ảnh 1: Ngôi nhà 2 tầng
– Hình ảnh 2: Ngôi nhà sàn.
– Hình ảnh 3: Ngôi nhà mái lá.
– Hình ảnh 4: Ngôi nhà Tuyết.
– Hình ảnh 5: Ngôi nhà Nấm.
– Que chỉ.
– Nguyên vật liệu, giấy màu, keo dán, lá cây… và dụng cụ tạo hình cho trẻ.
– Bìa A4 đủ cho trẻ
– Lớp học sạch sẽ thoáng mát
III. Tiến trình thực hiện
Hoạt động của cô | Hoạt động của cô |
1. HĐ1: Trò chuyện hướng trẻ vào bài
– “Lắng nghe lắng nghe” – Nghe tin vừa qua đồng bào miền trung đã trải qua đợt lũ rất nghiêm trọng thiệt hại về người và tài sản. – Chúng mình có muốn cùng cô đến thăm xem tình hình bà con miền trung như thế nào không? – Cô cho trẻ quan sát bản tin tình hình lũ lụt ở miền trung. – Tình hình bà con giờ như thế nào? – Nhà của bà con bị làm sao? => khái quát: Bà con miền trung tất đáng thương đang phải chống trọi với thiên tai, nhà cửa bị lũ quấn trôi, ngập chìm trong nước, không có nhà để ở. – Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ, chia sẻ với người khác. – Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách có rất nhiều các mạnh thường quân đã quyên góp lương thực và tiền để làm nhà giúp bà con và có rất nhiều ngôi nhà đã được thiết kế và xây dựng, chúng mình có muốn cùng cô đi thăm quan ngôi nhà đó không? 2. HĐ2: Hướng dẫn thực hiện a. Quan sát, đàm thoại a Cô cho trẻ quan sát hình Ngôi nhà: – Cô mời trẻ đi thăm quan các ngôi nhà. – Các con ơi vậy là chúng mình vừa được khám phá các bức tranh mà bác kĩ sư đã làm cho bà con đấy. – Chúng mình thấy các bức tranh nói về điều gì? – Những bức tranh này có gì khác biệt * Mẫu 1: Ngôi nhà 2 tầng – Cô cho trẻ quan sát Ngôi nhà 2 tầng và hỏi trẻ và hỏi trẻ: – Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh này của cô? – Ngôi nhà như thế nào? – Ngôi nhà được trang trí bằng vật liệu gì? – Ngôi nhà được trang trí như thế nào? – Để hoàn thành ngôi nhà này các bác kĩ sư phải dung kỹ năng gì? – Cô khái quát: Đúng rồi các con ạ đây là một ngôi nhà 2 tầng được dán trang trí rất đẹp có cây cối xung quanh. * Mẫu 2: Ngôi nhà sàn – Các con có nhận xét gì về bức tranh này. – Bác kĩ sư đã dùng chất liệu gì để hoàn thành ngôi nhà? – Ngôi nhà này được trang trí như thế nào? – Cô nói lại về cách làm và trang trí ngôi nhà. – Ngôi nhà này được dùng bìa cattong để làm, bên cạnh có cây, hoa, các con thấy có đẹp không? * Mẫu 3: Ngôi nhà mái lá. – Bạn nào có nhận xét gì về ngôi nhà này. – Ngôi nhà được trang trí như thế nào? – Ngoài ra còn có gì nữa? – Cô nói lại về cách làm và trang trí ngôi nhà. Bức tranh này đã được tạo nên từ rất nhiều nguyên vật liệu thiên nhiên và tái sử dụng. * Mẫu 4: Ngôi nhà Tuyết. – Các con có thể quan sát và nhận xét về màu sắc của bức tranh nào? – Ngôi nhà có màu gì? – Bác kĩ sư đã dung nguyên vật liệu gì để hoàn thành ngôi nhà – À đúng rồi đấy các con ạ đây là bức tranh ngôi nhà tuyết rất là đẹp có màu sắc rực rỡ và cô trang trang trí bằng cách dán giấy màu và bông lên tạo thành một ngôi nhà tuyết, cô còn dán them con đường và cỏ cây phía dưới. * Mẫu 5: Ngôi nhà nấm. – Bạn nào giỏi có thể nhận xét về bức tranh này cho cô. – Các bác kĩ sư đã dùng chất liệu gì để làm? – Ngôi nhà này được trang trí như thế nào? – Có mấy ngôi nhà nấm? – Cô nói lại về cách làm và trang trí ngôi nhà. – Ngôi nhà nấm đã được dùng xốp để dán tạo thành hình ngôi nhà nấm, và bác kĩ sư đã dung những chiếc nắp chai để trang trí ngôi nhà nấm thêm sinh động. – Vừa rồi chúng mình đã được quan sát các ngôi nhà mà các bác kĩ sư đã thiết kế cho bà con, nhưng cong rất nhiều người dân vẫn chưa có nhà để ở. Bác Hồ từng nói tuổi nhỏ làm việc nhỏ, vậy Các con có muốn giúp bà đỡ con miền trung bằng cách thiết kế những ngôi thật là đẹp như vậy để gửi tặng đến đồng bào miền trung không? * Cô hỏi ý tưởng trẻ. – Con sẽ làm ngôi nhà như thế nào? – Trang trí những gì cho ngôi nhà của mình? – Hôm nay cô đã chuẩn bị cho các con các đồ dùng như bìa, các hình, có hoạ tiết cánh hoa, giấy màu, bút sáp, màu nước, ống hút, lá cây…. các nguyên vật liệu thiên nhiên như hoa khô chúng mình sẽ cùng nhau làm những ngôi nhà nhé. b. Trẻ thực hiện – Bây giờ cô mời cúng mình nhẹ nhàng về chỗ để chúng mình làm những ngôi nhà thật đẹp nào. – Cô cho trẻ về ngồi theo 5 nhóm thực hiện đề tài. – Cô khuyến khích động viên trẻ kịp thời – Cô quan sát giúp đỡ trẻ tạo được sản phẩm. c. Trưng bày sản phẩm – Cô cho trẻ trẻ trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm . + Con thích bài nào? + Vì sao con thích? + Đây là bài của bạn nào? + Con giới thiệu bài của mình cho cô và các bạn cùng biết nhé. – Cô khái quát, khen trẻ. – Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. 3. HĐ3: Kết thúc – Cô cho trẻ vận động theo nhạc bài “ Nhà mình rất vui” chuyển hoạt động |
– Nghe gì, nghe gì
– Trẻ lắng nghe – Có ạ – Trẻ quan sát – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe.
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe – Trẻ trả lời
– Trẻ đi thăm quan
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ thực hiện. |