KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THAO GIẢNG ĐỢT I
(Năm học 2020-2021)
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ: Phía trên-phía dưới.
Độ tuổi: 4-5 tuổi
Thời gian : 25-30 phút
I.Mục đích- yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ biết xác định vị trí của đồ vật ( phía trên- phía dưới) so với bản thân.
– Dạy trẻ biết xác định vị trí của đồ vật ( phía trên- phía dưới) so với bản thân.
2. Kỹ năng:
– Phát triển kĩ năng định hướng trong không gian cho trẻ.
– Phát triển thuật ngữ toán học
3. Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi mầm non và hứng thú tham gia hoạt động.
II.CHUẨN BỊ:
1. Của cô
– Máy tính, máy chiếu , loa
– Nhạc bài hát “ồ sao bé không lắc, ráp IQ ’’
2. Của trẻ
– Trang phục gọn gàng, dễ hoạt động
+ Môi trường hoạt động: Trong lớp
III.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú
Cô hỏi trẻ bằng hình thức đọc ráp
– Hỏi trẻ phía trên-dưới-trước-sau của các bộ phận trên cơ thể bé.
– Cô dẫn dắt vào bài học
Hoạt động 2: Dạy trẻ xác định vị trí của đồ vật ( phía trên- phía dưới?) so với bản thân.
*Phía trên
– Chơi trò chơi “ trốn cô”
Cho trẻ tìm xem quả bóng bay đang ở đâu?
– Cô hỏi trẻ quả bóng bay đang ở phía nào của trẻ?
– Cho cả lớp, cá nhân phát âm.
-Phía trên còn có gì?
=) Cô tóm lại: Những gì phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy được thì gọi là phía trên.
* Phía dưới:
– Nhảy vận động bài hát “ ồ sao bé không lắc”
– Cô hỏi trẻ phía dưới ở đâu?
+ Ở phía dưới còn có những gì?
– Cô cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm
– Nếu trẻ đã biết thì có thể đố trẻ phía trên- dưới so với bản thân của cô hoặc bạn.
– Cô tóm lại: Những gì mà phải nhìn xuống mới thấy thì được gọi là phía dưới .
Dự kiến: Nếu trẻ đã biết xác định biết trên- dưới của bản thân thì cô sẽ cho trẻ xác định thêm phía trên dưới của đối tượng khác.
Hoạt động 3: Trò chơi “ tai ai tinh nhất ”
– Cách chơi: Cô sẽ đọc 1 đoạn ráp và nhiệm vụ của trẻ là lắng nghe và làm theo cô.
– Cho trẻ chơi 2-3 lần
– Trò chơi 2: “ Trẻ khám phá xung quanh”
– Cô dẫn trẻ ra ngoài cùng nhau khám phá những đồ dùng, vật dụng nào ở phía trên và phía dưới trẻ.
*Kết thúc: Cô khen ngợi động viên trẻ.
*Dự kiến tình huống: Tùy tình hình thực tế giờ học mà giáo viên mầm non có thể thay đổi và điều chỉnh hoạt động, tình huống cho phù hợp