GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP CƠ SỞ
LĨNH VỰC: PTTM
CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT
HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: LÀM CON TRÂU BẰNG LÁ CÂY
LỨA TUỔI: 5-6 TUỔI
NGƯỜI DẠY:
NGÀY DẠY:
NDTH:
PTNT: Trò chuyện về con trâu
Hoạt động trải nghiệm làm con trâu bằng lá cây của các bạn rất vui và ý nghĩa.
Các bạn nhỏ ở thành phố thường được bố mẹ mua cho những món đồ chơi như ô tô, xếp hình đắt tiền mà chưa bao giờ được tự tay làm ra món đồ chơi mà mình yêu thích. Hôm nay các bạn nhỏ đã được trải nghiệm tự tay làm con trâu bằng các loại lá cây như lá mít, lá cây đa.
Với một chiếc kéo, lá cây, 1 đoạn dây, 1 chiếc chun kết và nhờ sự hướng dẫn của các cô giáo mà các con đã làm được một chú trâu rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Các bạn nhỏ vô cùng thích thú vì được thỏa sức sáng tạo và tự tay hoàn thành sản phẩm của mình.
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
– MT90: Trẻ phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm.
– Trẻ biết phối hợp các kĩ năng tạo hình (cắt, buộc, dán) để làm con trâu, đòng hồ, nhẫn, dây chuyền, lắc tay bằng lá cây: dùng kéo cắt lượn 2 bên tán lá (phía gần cuống) để làm sừng trâu, uốn cong 2 cánh lá 2 bên rồi dùng dây buộc lại để tạo thành bụng, sau đó dùng một đoạn dây buộc vào cuống lá rồi xâu dọc vào trong bụng con trâu (kéo sợi dây cho con trâu lắc lư đầu).
2. Kỹ năng:
– Luyện các kỹ năng tạo hình như: cắt, buộc, dán…
– Rèn luyện ở trẻ sự khéo léo của đôi bàn tay và tính kiên trì.
– Luyện kỹ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
– Giáo dục trẻ hứng thú, kiên trì và tích cực tham gia hoạt động để tạo được sản phẩm đẹp.
– Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật.
– Trẻ biết quý trọng sản phẩm của mình, của bạn tạo nên.
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô
– Con trâu bằng lá. Đồng hồ, nhẫn bằng lá chuối, dây chuyền lắc tay bằng lá mì.
– Các bài hát “gọi trâu”, “trâu lá đa”.
– Mô hình đồng cỏ. Góc bán đồ dùng trang suất cho bé
Đồ dùng đồ chơi trong lớp của trẻ
– Lá cây, dây buộc, kéo thủ công… cho mỗi trẻ.
– Kê bàn ghế mầm non cho trẻ ngồi.
III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài:
– Cô cùng trẻ hát múa “gọi trâu”.
– Hỏi trẻ:
+ Các con vừa được xem biểu diễn bài hát gì?
+ Con vật nào được nhắc tới trong bài hát?
+ Các con thấy những con trâu có đáng yêu không?
=>Trâu là động vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia súc, trâu giúp người nông dân kéo cày, kéo xe, là con vật rất gần gũi, thân thiện với chúng ta.
+ Để trâu khỏe mạnh, giúp đỡ người nông dân thì chúng mình cần phải làm gì?
Cô nói: Cỏ non ngoài đồng xanh mơn mởn, chúng mình cùng dắt trâu ra đồng ăn cỏ nhé!
Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại vật mẫu
– Cô hướng trẻ vào con trâu bằng lá cho trẻ quan sát và gợi hỏi:
+ Đồng cỏ xanh đẹp quá, các con còn thấy điều gì đặc biệt trên đồng cỏ.
+ Con trâu được làm bằng gì?
+ Con có nhận xét gì về con trâu lá này? (Gợi ý để trẻ nhận xét: con trâu được làm từ nguyên vật liệu gì? Có những bộ phận nào?)
+ Các con có muốn làm những con trâu bằng lá không?
+ Cô cho trẻ tiếp tục quan sát góc bán hàng. Các con thấy ở cửa hàng có bán nhưng loại đồ dùng gì nè? ( đồng hồ, nhẫn, dây chuyền, lắc ) chúng được làm từ nguyên vật liệu gì nè?( lá chuối, lá mì). Các con có mốn làm được các loại dồ chơi như thế này không nè?
– Cô giới thiệu: Ngày hôm nay, Cô sẽ hướng dẫn các con làm những con trâu, đồng hồ, nhẫn, lắc tay và dây chuyền thật đẹp, thật ngộ nghĩnh, đáng yêu giống như những đồ chơi cô đã làm nhé các con cô đã làm nhé.
*Cô làm mẫu
– Cô hỏi trẻ:
+ Để làm được con trâu bằng lá, cần những nguyên vật liệu gì?
– Chơi với lá mít:
+ Làm con trâu bằng lá mít: Chúng ta chọn lá mít có 2 đường gân song song sau đó dùng ngón tay cái và tay trỏ xé lá mít theo 2 đường gân, xé càng nhỏ thì mình làm con trâu có cái sừng càng đẹp.
Sau đó dùng sợi dây ni long cột vào cuống lá mít ở dưới phần bụng, cuộn tròn lại và lấy cọng thun buộc. Tiếp tục cho cọng dây ni lông vào bên trong cái bụng kéo ngước ra sau là thành con trâu.
+ Làm đồng hô, nhẫn: Tiếp tục xé tàu lá chuối bằng lóng tay, sau đó các con chia ra làm 2 phần to nhỏ khác nhau phần to các con gấp nó lại theo dạng hình vuông, hình chữ nhật.
Sau đó lấy phần nhỏ chọn phần cứng xiên vào giữa cái hình vuông chúng ta vừa mới làm, rồi lòn nó qua một vòng để giữ cái mặt vuông không bung ra. Tương tự với làm đồng hồ là làm cái nhẫn.
Các con có thể làm nhiều cái đồng hồ và nhẫn với kích cỡ khác nhau, chúng ta có một quầy bán đồng hồ, trang sức các loại..
– Chơi với cọng lá mì: Chọn một nhánh lá mì dài và to sau đó ngắt ngọn lá mì đi, còn phần cuống mì, bẻ từng khúc nhỏ xé bên phải một khúc, bên trái một khúc cuối cùng, lấy que tăm nối hai đầu nó vào nhau thành sợi dây chuyền.
Tương tự như vậy mình làm lắc tay, lắc chân hoặc 1 số phụ kiện trang trí trang khác
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
– Cô hỏi trẻ:
+ Các con có muốn làm những con trâu, đồng hồ, nhẫn, dây chuyền, lắc tay bằng lá không?
+ Để làm con trâu bằng, đồng hồ, nhẫn, dây chuyền, lắc tay bằng lá, con sẽ làm như thế nào? (gợi để trẻ đưa ra ý tưởng sáng tạo: có thể gắn mắt cho con trâu, gắn thêm xoáy vào mình…)
+ Các con sẽ ngồi như thế nào? Sử dụng đồ dùng ra sao?
– Bây giờ các con hãy về chỗ ngồi để chúng mình cùng làm con trâu bằng lá thật đẹp nhé.
– Cô cho trẻ thực hiện trên nền nhạc bài hát “Trâu lá đa”.
– Cô bao quát, giúp đỡ những trẻ yếu.
Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
– Trẻ làm xong đưa sản phẩm trưng bày ở mô hình đồng cỏ.
– Cho trẻ vận động nhẹ nhàng.
– Hỏi trẻ:
+ Ai có nhận xét gì về các sản phẩm.
+ Con thích sản phẩm nào? Vì sao?
+ Con thấy sản phẩm của bạn so với mẫu của cô như thế nào?
– Cô nhận xét chung các sản phẩm của trẻ. Khuyến khích, động viên trẻ yếu, khen ngợi trẻ khá.
3. Kết thúc:
– Vừa rồi cô thấy các con đã làm trâu bằng lá rất đẹp. Để kết thúc hoạt động hôm nay, cô mời tất cả các con cùng đến với một trò chơi rất hấp dẫn đó là trò chơi “chọi trâu”.
– Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Chọi trâu”