Thời kỳ nhạy cảm của trẻ 0-6 tuổi, giai đoạn vàng cần tác động tích cực tới trẻ. Các giai đoạn nhạy cảm của trẻ là như thế nào? Nhạy cảm về điều gì? Biểu hiện của trẻ ra sao? Cha mẹ cần phải nắm bắt những gì? Các chuyên gia nghiên cứu giáo dục sớm đã quan sát và nghiên cứu giai đoạn nhạy cảm ở trẻ, tổng kết lại thành các giai đoạn nhạy cảm của trẻ quan trọng.
SENSITIVE PERIODS BIRTH TO 6 – GIAI ĐOẠN NHẠY CẢM 6 NĂM ĐẦU ĐỜI
1. Giai đoạn nhạy cảm là gì:
Giai đoạn nhạy cảm là một khoảng thời gian mà trẻ thể hiện sự hứng thú cao độ với một thứ nhất định, khiến cho trẻ gần như chỉ tập trung vào niềm say mê này mà có thể thờ ơ với những thứ khác. Chúng ta có thể tưởng tượng giống như khi ta chụp hình mà lấy focus vào một điểm còn các vật còn lại bị blur (mờ) vậy.
các giai đoạn nhạy cảm của trẻ 0-6
Trẻ đến giai đoạn nhạy cảm thường sẽ lặp đi lặp lại hoạt động mà mình hứng thú. Với độ tập trung cao và không mỏi mệt, người lớn cần tinh tế để nhận ra các biểu hiện này. Nhằm hỗ trợ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của trẻ.
2. Giải thích các giai đoạn nhạy cảm của trẻ:
– Language: Giai đoạn nhạy cảm về ngôn ngữ là giai đoạn nhạy cảm dài nhất, kéo dài từ khi sinh ra cho đến 6 tuổi. Người lớn nên trò chuyện bằng giọng nói, phát âm rõ ràng với trẻ, không cần phải giới hạn từ vựng với trẻ.
– Senses: các giác quan: Nghe – Nhìn – Chạm – Ngửi – Nếm
– Movement: chuyển động
– Small objects: những vật thể nhỏ. Người lớn thường hay mua đồ chơi to cho trẻ. Vì “nghĩ” trẻ sẽ thích ôm những vật to như mình, hoặc cho rằng trông như thế thì dễ thương. Thực chất, trẻ từ 1 tuổi có niềm say mê với các vật thể nhỏ. Và dành sự tập trung đặc biệt cho những “sinh linh bé”. (Vd: bé để ý đến kiến, bọ rùa, những hạt cát, những chi tiết nhỏ xíu ở góc/lề bức tranh/ sách truyện)
– Toilet learning: học cách ra hiệu các nhu cầu vệ sinh cá nhân, tự đi vệ sinh theo nhu cầu
– Order: tính trật tự. Trẻ em bước vào thế giới rộng lớn này từ chỗ “không – gì – cả“. Giống như 1 người khách du lịch ngày đầu đến 1 vùng đất hoàn toàn xa lạ. Nếu như ngày mai thức dậy, thấy những thứ mình cố gắng ghi nhớ trong bản đồ tiềm thức của não bộ lại bị ai đó dời đi đâu mất và không còn ở vị trí cũ. “Người khách du lịch này” sẽ rất buồn bực trong lòng, thấy bất an, và khóc 😞
Xem thêm: Chia sẻ file pdf truyện tranh tiềm thức cho trẻ từ 0-6 tuổi
Giai đoạn nhạy cảm trong montessori
Trong các lớp học Montessori, các em bé được giới thiệu vị trí cụ thể của giáo cụ. Sau khi sử dụng xong, các em đưa trả về vị trí cũ. Điều này không chỉ giúp tạo nên những con người có tính ngăn nắp tuyệt vời trong tương lai. Mà ngay thời điểm hiện tại, là những em bé bình an trong tâm hồn. Vì thế giới ở đúng trật tự của nó, như cách các em ghi nhớ ❤
– Music: âm nhạc, nhạc điệu, vần điệu, âm thanh có các trường độ khác nhau
– Grace and courtesy: Cách cư xử lịch sự, nhã nhặn. (Sự lễ độ, sự chia sẻ, lòng thương, sự cảm thông, vv)
– Reading: đọc. Thường trẻ sẽ cảm nhận âm và hiểu bản chất hình thành âm trước khi biết nhìn mặt chữ để đọc. Trẻ được ở trong môi trường chuẩn bị cho “reading” có khả năng phân biệt được âm đầu tiên của chữ. Hoặc nghe người lớn ghép vần và tự mình phát ra âm đúng của chữ.
– Writing: 1 bàn tay sẵn sàng cho việc viết chữ là 1 bàn tay đã được luyện tập 3 ngón: cái – trỏ – giữa qua rất nhiều bài vận động tinh (fine motor skills). Nhạy cảm viết còn chia ra thành nhiều giai đoạn nhỏ )(sẽ có bài post sau), nhưng thường sẽ bắt đầu bằng việc trẻ đặc biệt thích sử dụng bút để vẽ lại các vật mẫu thật – vẽ theo trí tưởng tượng của trẻ – viết các chữ/ số theo đúng chiều hoặc ngược chiều.
3. Vậy bỏ lỡ giai đoạn nhạy cảm có sao không?
Bạn hãy tưởng tượng như thế này: 1 bà cụ ngồi đan 1 cái khăn len. Vì trời tối và mắt không còn rõ cho nên bà bỏ lỡ một vài mũi đan. Sau một thời gian, chiếc khăn cũng hoàn thành, nhưng những chỗ “hụt” mũi đan thì sẽ yếu hơn và dễ hỏng hơn nếu có lực tác động.
Điều đó lý giải cho việc có những người khéo léo hơn người khác. Ở các hoạt động thủ công, yêu cầu sự khéo léo. Hoặc biết thưởng thức nghệ thuật, hoặc cảm nhạc tốt hơn, hoặc ăn nói lưu loát hơn, vân vân…
Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non
giai đoạn nhạy cảm của trẻ
Để kết:
Giai đoạn nhạy cảm xảy ra một cách kỳ diệu trên trong trẻ. Do “người thầy nội tại” thôi thúc trẻ hãy thực hiện liên tục cho đến khi thỏa mãn. Vì đã tự hình thành và hoàn thiện 1 kỹ năng nhất định. Người lớn nên tinh tế để phát hiện ra thời kỳ nhạy cảm của trẻ. Và từ đó chuẩn bị tốt cho môi trường để trẻ được phát triển. Theo đúng lịch trình bản năng tự nhiên của mình.