Giáo án 5E Hoạt động khám phá Đề tài: Con Cua đồng

0
206
Giáo án 5e Hoạt động khám phá Đề tài: Con Cua đồng
Giáo án 5e Hoạt động khám phá Đề tài: Con Cua đồng

THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP THÀNH PHỐ

Lĩnh vực phát triển: Nhận thức

Hoạt động khám phá

Tên đề tài: Con Cua đồng

Chủ đề : Động vật

Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn

Số lượng trẻ: 22 trẻ

Thời gian tổ chức:

Giáo viên thực hiện:

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức

– Củng cố cho trẻ nhận biết một số đặc điểm bên ngoài của con cua đồng: Cua có mai, mắt, càng, chân.

– Cung cấp cho trẻ một số đặc điểm: Mắt cua lồi ra; cua có 8 chân, chân cua nhọn, có khớp, chân cua đối xứng với nhau; Cua di chuyển bằng cách bò ngang.

+ Biết càng Cua có răng cưa; Cua dùng càng để cắp thức ăn; để tự vệ.

+ Biết môi trường sống của cua đồng: trong các hang ở đồng, ở bờ ruộng…

– Mở rộng cho trẻ về dấu hiệu nhận biết Cua đực, Cua cái; một số món ăn chế biến từ cua. Biết một số loại cua khác.

2. Kỹ năng

Qua các hoạt động trẻ được rèn luyện các kỹ năng:

– Quan sát và giải quyết vấn đề, ghi nhớ có chủ đích;

– Hợp tác, làm việc nhóm;

– Đếm, so sánh, phán đoán, suy luận;

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

3. Thái độ

– Trẻ hứng thú, chủ động tham gia vào hoạt động; hợp tác và đoàn kết với bạn;

– Biết không tự ý dùng tay bắt cua, tiếp xúc với cua an toàn.

II. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm tổ chức hoạt động: Trong lớp học.

2. Đội hình dạy trẻ: hàng ngang, nhóm nhỏ, ngồi tự do.

3. Phương tiện tổ chức hoạt động:

* Đồ dùng của cô:

– Bảng tương tác, bài giảng điện tử; máy tính, điện thoại.

– Bể meka có gắn hang cua, cỏ cây, những con cua đồng;

* Đồ dùng của trẻ:

– Sổ thu thập thông tin, kính lúp, bàn ghế mầm non, cành tre, que chỉ;

– Giấy, bút các loại để trẻ thể hiện kết quả quan sát;

– Bột nặn (làm từ bột mì), đồ chơi lắp ghép, một số nguyên vật liệu tự nhiên;

– Thảm in hình chân các con vật; giỏ, hạt gấc, hang cua tự tạo.

4. Ứng dụng Phương pháp giáo dục tiên tiến:

* Bài học 5E

* Phương pháp STEAM:

Khoa học: Khoa học sự sống – Đặc điểm cấu tạo, vận động của cua;

Toán: Đếm, so sánh kích thước (to- nhỏ), không gian (đối xứng);

Công nghệ: Sử dụng điện thoại chụp ảnh, kết nối với màn hình tương tác để khám phá con cua.

Nghệ thuật: tạo hình con cua từ nguyên vật liệu.

* Trẻ được tham gia các trải nghiệm trực tiếp:

– Quan sát và tương tác với con cua;

– Quan sát giải quyết vấn đề: Thảo luận, quyết định cách “ghi chép” các dấu hiệu của cua mà trẻ khám phá được.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ (Dự kiến)
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú

(Engage (Gắn kết/Tham gia)/ Elicit (Khơi gợi))

– Cô đệm đàn ghi ta cho trẻ hát bài “Em đi câu cá”

– Hỏi trẻ con vật nào được nhắc đến trong bài hát?

Cô giới thiệu: hoạt động khám phá con cua đồng.

+ Cô liên kết với HĐ trước: Chiều hôm trước các con đã cùng nhau quan sát, tìm ra được một số đặc điểm của cua mà các con đã ghi chép trong bảng điều tra.

Giao nhiệm vụ: Hôm nay các con tiếp tục quan sát để tìm hiểu thêm đặc điểm của cua; môi trường sống; cách vận động của cua.

2. Phương pháp, hình thức tổ chức

Hoạt động 1: Khám phá con cua đồng

(Explore (Khám phá) + 3. Explain (Giải thích)):

* Quan sát con cua đồng

– Cô cho trẻ khám phá theo nhóm

Yêu cầu: Cho trẻ chia về 2 nhóm, mỗi nhóm lấy 1 chiếc bàn, sổ ghi chép thông tin và dụng cụ hỗ trợ quan sát.

Giáo viên theo dõi, bao quát việc quan sát của trẻ.

– Trong quá trình trẻ quan sát các cô đưa những câu hỏi gợi mở để trẻ khám phá:

+ Con cua có càng như thế nào?

+ Chân cua có điều gì đặc biệt?

+ Con cua di chuyển như thế nào?

+ Môi trường sống của cua ở đâu?

– Giáo viên chụp ảnh thông tin trẻ thu thập được để chia sẻ trên màn hình

– Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi học tập.

– Cho trẻ ngồi trước màn hình để chia sẻ thông tin.

– Trẻ chia sẻ thông tin vừa thu thập được

+ Đại diện từng nhóm lên chia sẻ những thông tin của nhóm mình thu thập được

+ Cô gợi ý và đặt các câu hỏi giúp trẻ có kiến thức về con cua

– Ngoài các thông tin 2 nhóm vừa chia sẻ, các con quan sát con cua xem còn phát hiện ra đặc điểm gì nữa?

(Cô cho trẻ quan sát hình ảnh trên màn hình để khai thác và khái quát những đặc điểm của con cua.)

– Hỏi trẻ: Phần bụng cua như thế nào?

– Cho trẻ quan sát bụng cua trên màn hình

+ Cô chỉ vào phần yếm và giới thiệu cua đực, cua cái

Chốt kiến thức về con cua đồng: Cho trẻ xem video về cua đồng.

* Mở rộng:

Hỏi trẻ:

– Món ăn được chế biến từ cua?

– Một số loại cua mà trẻ biết?

-> Mở rộng cho trẻ một số loại cua biển trên màn hình.

Hoạt động 2: Trò chơi củng cố

*Trò chơi 1: “Cắp cua bỏ giỏ”

Cô giới thiệu đồ dùng chuẩn bị: 2 con đường bằng thảm có hình chân các con vật khác nhau; hang cua tự tạo; những hạt gấc, 2 giỏ, mẹt.

Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội. Nhiệm vụ của trẻ là đi trên đường theo hình chân cua để đến được nơi cua sinh sống. Trẻ dùng 2 ngón tay trỏ cắp 1 hạt gấc bỏ vào giỏ. Khi đó bạn tiếp theo mới được tiếp tục lên chơi. Thời gian chơi là 1 bản nhạc, đội nào có số lượng hạt gấc trong giỏ nhiều hơn đội đó sẽ thắng cuộc

Luật chơi: Bạn nào đi không đúng với hình chân con cua sẽ phải quay lại chơi từ đầu.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi.

– Cô nhận xét kết quả chơi của trẻ.

*Trò chơi 2: Bé sáng tạo

(4. Elaborate (Vận dụng)/ Extend (Mở rộng))

– Cô cho trẻ chia sẻ ý tưởng tạo hình con cua?

– Cô giới thiệu nguyên liệu có ở các góc

+ Nhóm 1: Bộ lắp ghép.

+ Nhóm 2: Hộp đựng các nguyên vật liệu (hạt gấc, sỏi, cành cây, băng dính…)

+ Nhóm 3,4: Hộp đựng bột nặn, bảng, cành cây…

– Cô chia lớp làm 4 nhóm sáng tạo con cua theo ý tưởng của trẻ.

– Cho trẻ thực hiện trong 3-4 phút

3. Kết thúc (5.Evaluate) (Đánh giá)

– Nhận xét chung hoạt động: Ghi nhận quá trình và kết quả hoạt động trẻ tham gia.

Cho trẻ vệ sinh đôi bàn tay khi kết thúc hoạt động.

 

 

– Trẻ hát cùng cô

– Trẻ trả lời.

– Trẻ chú ý.

 

 

 

 

 

– Trẻ chú ý nghe.

 

 

 

 

 

 

– Trẻ quan sát và ghi chép thông tin thu thập theo cách riêng của trẻ.

 

 

 

 

 

 

– Trẻ thu dọn đồ dùng

– Trẻ ngồi theo hướng dẫn của cô.

– Trẻ chia sẻ thông tin nhóm quan sát được.

 

 

 

– Trẻ quan sát và trả lời

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

– Trẻ chú ý xem

 

– Trẻ trả lời.

– Trẻ kể tên loại cua mà trẻ biết

– Trẻ quan sát

 

 

– Trẻ quan sát và lắng nghe

 

 

– Cô cho trẻ chơi

 

– Trẻ cùng kiểm tra kết quả.

 

– Trẻ chia sẻ ý tưởng.

– Trẻ chú ý nghe

 

– Trẻ tạo hình con cua

 

– Trẻ chú ý nghe

 

– Trẻ vệ sinh tay.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây