Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non tồn tại nhiều khía cạnh mà ba mẹ có con độ tuổi này cần tìm hiểu. Một trong những khía cạnh nổi trội được đề cập là những cảm xúc lãng mạn và tính ganh đua của trẻ. Xuất hiện trạng thái này là điều không khó hiểu, vì con đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, lớn hơn và hiểu biết nhiều hơn.
Tâm lý trẻ mầm non cùng những mong muốn và lo lắng phức tạp
Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non chúng ta có thể thấy rõ được qua những mong muốn và lo lắng phức tạp của con. Tuy vậy, có sự khác biệt ở bé trai và bé gái mà chúng ta không khó để nhận ra nếu chịu quan sát trẻ.
Xem thêm: Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn cha mạ cần biết
Giáo trình sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non
Tâm lý trẻ mẫu giáo có điểm nổi bật nào ở bé trai về sự lãng mạn
Cho đến độ tuổi này thì tình yêu của một bé trai dành cho mẹ mình chủ yếu là một kiểu phụ thuộc – giống như tình yêu của một đứa bé sơ sinh. Nhưng ở thời điểm hiện tại thì tình yêu này ngày càng lãng mạn giống như tình yêu của cha. Dĩ nhiên, những cảm xúc này không mang tính tình dục giống như cách mà lứa tuổi thanh thiếu niên hay người lớn cảm nhận được (qua sự hấp dẫn được định hướng bởi nội tiết tố), nhưng cũng mang tính chiếm hữu.
Khi lên 4 tuổi, bé có khuynh hướng khẳng định mình sẽ cưới mẹ khi trưởng thành. Bé không hiểu rõ hôn nhân bao gồm những yếu tố nào. Nhưng bé có thể chắc chắn ai là người phụ nữ quan trọng và hấp dẫn nhất trên thế giới này.
Tâm lý của bé gái 5 tuổi
Những bé gái nào đang phát triển theo hình mẫu của mẹ mình thì cũng nảy sinh dạng tình yêu tương tự với cha.
Những thôi thúc lãng mạn này giúp bé phát triển về mặt tinh thần; chúng hình thành nên những gốc rễ ăn sâu của cảm xúc mà sau này sẽ đơm hoa kết trái trong những mối quan hệ trưởng thành mạnh mẽ.
Những cô bé gái nào đang phát triển theo hình mẫu của mẹ mình thì cũng nảy sinh dạng tình yêu tương tự với cha.
Sự ganh đua, ghen tị và tâm lý phức tạp của trẻ
Nhưng, cũng có một khía cạnh khác của vấn đề đã tạo nên sự căng thẳng vô thức ở hầu hết trẻ em trong độ tuổi này. Khi một bé trai 3, 4 hoặc 5 tuổi trở nên ý thức hơn về sự mê đắm mang tính chiếm hữu đối với mẹ mình, thì lúc đó, bé cũng ý thức hơn về việc mẹ đã đa phần thuộc về cha mình.
Nhiều lần bé thầm ước rằng cha mình biến mất đi, rồi sau đó bé lại cảm thấy tội lỗi vì đã có những cảm xúc không trung thành như vậy. Với lý luận của một đứa bé, các cậu con trai sẽ tưởng tượng ra rằng cha mình cũng có những cảm giác ghen tị và căm ghét đối với mình.
Còn, các bé gái thì phát triển một tình yêu chiếm hữu tương tự đối với cha mình. Cô bé nhiều lần mong ước rằng, sẽ có điều gì đó xảy đến với mẹ (người mà cô bé yêu thương rất nhiều theo khía cạnh khác) để cô bé có thể chiếm hữu cha cho riêng mình.
Thậm chí, cô bé còn có thể nói với mẹ mình rằng “Mẹ cứ đi chơi xa nha, con ở nhà sẽ chăm sóc bố thật tốt!.” Nhưng sau đó cô bé tưởng tượng ra mẹ cũng đang ghen tị với mình – thật là một ý nghĩ khủng khiếp!
Nếu để ý trong những câu chuyện cổ tích cổ điển như Bạch Tuyết, bạn sẽ thấy những tưởng tượng và lo lắng kiểu này được đưa vào cuộc sống với hình tượng người mẹ kế độc ác.
Xem thêm: Kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ học ở nhà
Bé trai độ tuổi mẫu giáo ý thức hơn về tính chiếm hữu đối với mẹ mình
Bé cố gắng đẩy những suy nghĩ này ra khỏi tâm trí mình, nhưng chúng lại có khuynh hướng nổi lên trong những trò chơi giả vờ của bé. Những cảm xúc hỗn độn đối với cha mẹ có cùng giới tính với mình – như yêu thương, ghen tị, và xen lẫn lo hãi – cũng xuất hiện trong những giấc mơ tồi tệ mà bé thường trải qua.
Giấc mơ về việc mình bị đuổi bắt bởi những con quái vật, những tên cướp hay các nhân vật đáng sợ (chúng thường được nạp thêm năng lượng từ những cảm xúc tức giận hay ghen tị của các bé) đã trở thành một phần của những cuộc đấu tranh bình thường, trong giai đoạn độ tuổi mẫu giáo này.
Thay đổi tính chiếm hữu trước đây
Điều gì đã xảy ra với những cảm xúc xung đột nhưng rất có sức ảnh hưởng như thế? Khi mọi thứ hoạt động theo tự nhiên, thì đến 6 hoặc 7 tuổi, bé sẽ hoàn toàn nản trong việc chiếm hữu cha hoặc mẹ cho riêng mình.
Những nỗi lo hãi vô thức về cơn giận dữ tưởng tượng của cha mẹ đã biến niềm vui trong mơ của bé về một mối tình lãng mạn trở thành một nỗi ác cảm.
Giờ đây bé cảm thấy xấu hổ khi đón nhận những nụ hôn từ cha hoặc mẹ (người khác giới với bé). Hứng thú của bé chuyển biến từ niềm tin sang những vấn đề khách quan như công việc ở trường lớp, hay các môn thể thao. Bé sẽ càng cố gắng khuôn đúc mình theo hình mẫu từ những đứa bé cùng giới khác, từ những người trưởng thành khác, chứ không còn đi theo hình mẫu từ cha mẹ mình nữa.
Đến 6 hoặc 7 tuổi, bé sẽ hoàn toàn nản trong việc chiếm hữu cha hoặc mẹ cho riêng mình và hứng thú chuyển sang những vấn đề khách quan khác.
Lý giải theo lý thuyết về sự phát triển tâm lý xã hội
Các chức năng đơn vị của gia đình cũng giống như các mối quan hệ chủ yếu trong đời của bé trong độ tuổi mẫu giáo. Sự độc lập cá nhân tiếp tục đóng vai trò là yếu tố quan trọng. Việc nói chuyện và đặt câu hỏi liên tục giúp bé ở độ tuổi này khám phá được nhiều hơn.
Bé bắt đầu học được các vai trò trong quan hệ tình dục thông qua những tưởng tượng và trò chơi. Bé cũng nhận thức được những khác biệt về cơ thể giữa người nam và người nữ, đôi khi bé cũng lo lắng về điều này.
Theo quan điểm Erikson, thách thức đối với trẻ mẫu giáo đó là phải đạt được sự chủ động – là khả năng hành động mà không cần được yêu cầu; nếu không thì cảm giác tội lỗi sẽ thắng thế. Những đức tính của nhóm độ tuổi này là sự điều khiển và tính quả quyết.
Còn, Sigmund Freud thì gọi đây là giai đoạn Ơ-đip. Trong giai đoạn này, bé tập trung sự chú ý và hứng thú của mình vào cha hoặc mẹ – người khác giới với bé. Bé có thể cảm thấy ganh đua và ghen tị đối với cha/ mẹ cùng giới; các bé trai thì bày tỏ rằng mình sẽ cưới mẹ, các bé gái thì có ý muốn kết hôn với cha.
Vì bé vẫn yêu thương cha/ mẹ cùng giới với mình nên bé sẽ cảm thấy tội lỗi hoặc lo lắng vì những cảm xúc xung đột của riêng mình. Những cảm xúc bị dồn nén của bé có thể tự biểu hiện ra trong các cơn ác mộng, các ám sợ đột ngột, hay hành vi gây hấn đối với các thành viên trong gia đình. Bé đồng thời cũng bắt chước lại những hành động của người chăm sóc cùng giới với mình. Đây được xem như là một cách để bé giải quyết những cảm xúc của mình đối với người chăm sóc.
Xem thêm: Các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính
Với trẻ độ tuổi mẫu giáo, sự độc lập cá nhân tiếp tục đóng vai trò là yếu tố quan trọng. Ảnh Pixabay
Cha mẹ có thể giúp được gì cho con?
Có thể thấy, tâm lý trẻ mẫu giáo với những cảm xúc lãng mạn và ganh đua không hề đơn giản. Nó khá phức tạp và cần chúng ta quan sát, tìm hiểu, giúp đỡ trẻ bằng nhiều cách. Cụ thể như dưới đây:
Cha mẹ hãy tránh xa ý tưởng rằng họ thật sự thuộc về nhau
Cha mẹ có thể giúp con trong suốt giai đoạn lãng mạn nhưng đố kị này bằng cách nhẹ nhàng tránh xa ý tưởng rằng, họ thật sự thuộc về nhau, rằng cậu con trai sẽ không bao giờ có thể chiếm hữu được mẹ cho riêng mình. Và cô con gái cũng không bao giờ có thể độc chiếm riêng cha. Nhưng, cha mẹ cũng đừng tỏ ra bất ngờ nếu vì lý do này mà thỉnh thoảng các con sẽ trút giận lên mình.
Cha mẹ cần khôn khéo khi thể hiện tình cảm của mình với nhau trước mặt con cái
Khi cô con gái tuyên bố rằng mình sẽ kết hôn với cha, người cha có thể giả vờ hài lòng với những lời ngợi khen đó. Nhưng người cha cũng có thể giải thích cho con hiểu rằng, mình đã kết hôn rồi; và khi lớn lên, con gái bé bỏng sẽ tìm thấy những chàng trai đồng trang lứa phù hợp để kết hôn.
Sự khôn khéo của cha mẹ sẽ làm dịu cảm xúc của trẻ. Ảnh Pixabay
Khi cha mẹ đang cùng nhau thảo luận thì không nên để các con làm ngắt quãng cuộc trò chuyện của mình. Cha mẹ có thể nhắc nhở một cách vui vẻ nhưng cương quyết rằng họ đang có rất nhiều vấn đề cần bàn luận cùng nhau, và họ cũng có thể nhắc khéo rằng con cũng đang bận việc gì đó.
Sự khôn khéo của cha mẹ có thể giúp giấu đi những cử chỉ thể hiện tình cảm kéo dài trước mặt cô con gái, cũng như trước mặt những người khác. Và họ cũng không cần phải buông nhau ra một cách tội lỗi nếu cô con gái đột ngột bước vào phòng khi cha mẹ đang ôm hôn nhau.
Nhấn mạnh về phép lịch sự, tỏ ra thấu hiểu và đáng tin cậy
Khi cậu con trai tỏ ra thô lỗ với cha vì cảm giác đố kị, hay khó chịu với mẹ vì mẹ là nguyên nhân gây nên sự đố kị trong lòng cậu, thì cha mẹ nên nhấn mạnh cho cậu bé về phép lịch sự, làm tương tự nếu cô con gái cũng tỏ ra thô lỗ như thế.
Nhưng cùng lúc, cha mẹ có thể xoa dịu được những cảm xúc tức giận và tội lỗi của các con bằng cách bày tỏ rằng, cha mẹ hiểu đôi khi con cũng có những cáu gắt như thế.
Người cha nào nhận ra được rằng cậu con trai mình thỉnh thoảng cũng có những oán giận và lo hãi ngầm ẩn vô thức đối với mình thì không nên giúp con bằng cách tỏ ra quá dịu dàng và chấp nhận. Hoặc, nếu người cha cố gắng tránh việc làm cho con cảm thấy ghen tức bằng cách giả vờ không yêu thương vợ nhiều, thì điều này cũng không đem lại hiệu quả gì.
Xem thêm: Sách vải là gì? Review ưu điểm và Lợi ích của sách vải
Cha mẹ nên tỏ ra và làm cho trẻ thấy bản thân là đáng tin cậy
Sự thật là, nếu cậu bé tin rằng cha mình sợ phải làm một người cha cứng rắn, một người chồng thuộc quyền sở hữu thông thường, thì cậu sẽ cảm thấy cha mình thật sự đang gặp rắc rối với cơn hoảng sợ này. Ông ấy sẽ bỏ lỡ những cảm hứng của một người cha đáng tin cậy – thứ mà ông ấy cần có để xây dựng lòng tự tin cho riêng mình.
Tương tự, người mẹ tốt nhất nên giúp con gái lớn lên bằng cách thể hiện đúng mình là một người mẹ đáng tin cậy – người mà không để mình bị lung lay, người biết cách làm thế nào và khi nào thì nên tỏ ra cứng rắn. Và, mình là người không phải lúc nào cũng sợ hãi việc thể hiện tình cảm và sự tận tâm với chồng.
Cư xử đúng mực và cân bằng cảm xúc
Nếu người mẹ cư xử dễ dãi và trìu mến, gần gũi với cậu con trai hơn chồng thì điều này sẽ khiến cho cuộc sống của cậu bé thêm phức tạp. Những thái độ như vậy có xu hướng làm cho cậu bé xa lánh và sợ hãi quá mức đối với cha mình.
Tương tự, nếu người cha cứ suốt ngày quấn quýt bên con gái bé bỏng, hay hành động như thể rất thích đồng hành cùng con gái hơn cùng với mẹ, thì điều này không giúp ích gì được cho cả người mẹ lẫn cô con gái.
Thậm chí điều này sẽ gây trở ngại đến mối quan hệ tốt đẹp nên có giữa con gái và mẹ. Vì nhờ mối quan hệ đó mà khi trưởng thành, cô bé có thể trở nên một người phụ nữ hạnh phúc hoặc không.
Cư xử đúng mực, giữ cân bằng cảm xúc giữa bố mẹ và con cái rất có lợi cho phát triển tâm lý ở trẻ mẫu giáo.
Việc người cha đối xử khoan dung với con gái hơn, hay người mẹ trìu mến với con trai hơn đều là điều hoàn toàn bình thường, vì có ít sự cạnh tranh tự nhiên giữa nam và nữ hơn là giữa 2 người nam với nhau hay giữa 2 người nữ với nhau.
Trong hầu hết các gia đình, cần có một sự cân bằng lành mạnh giữa cảm xúc của cha, mẹ, con trai, con gái. Nhờ đó, nó giúp hướng dẫn họ đi qua các giai đoạn phát triển này mà không cần bất kì sự nỗ lực đặc biệt nào.
Tâm lý trẻ mẫu giáo hiển nhiên chúng ta đều biết nó sẽ phức tạp hơn tâm lý của trẻ ở giai đoạn trước đó. Cụ thể phân tích về cảm xúc lãng mạn và tính ganh đua ở trên đã làm rõ điều này. Sự phức tạp trong tâm lý trẻ chắc chắn con sẽ trải qua. Và, việc trong tương lai, sự phức tạp ấy được chuyển đổi thành nhẹ nhàng, theo hướng tích cực hay không, sẽ nhờ vào một phần thấu hiểu, khéo léo ứng xử, tạo được sự cân bằng cảm xúc từ chính phụ huynh.