Giáo dục Kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ em biết kính trọng. Yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, anh chị em, bạn bè. Thật thà, mạnh dạn, tự tin, chia sẻ. Yêu thiên nhiên, thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích học hỏi là yêu cầu thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi.
Trẻ mầm non là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, trẻ còn non nớt về thể chẩt và tình cảm, trí tuệ. Trẻ phải học mọi thứ từ cuộc sống đa dạng, sinh động, nhiều chiều xung quanh để phát triển.
Vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giúp trẻ thích nghi. Hòa nhập ứng phó với cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ định hướng đúng đắn để phát triển nhân cách toàn diện là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ học ở nhà phòng, chống dịch Covid-19
Nội dung giáo duc kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong Chương trình giáo dục mầm non “Cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ em mầm non biết kính trọng. Yêu mến, lễ phép với ông, bà, bố, mẹ, thầy cô giáo, anh, chị, em, bạn bè. Thật thà, mạnh dạn, tự tin. Yêu thiên nhiên, thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học”.
Xem thêm: Chuẩn bị tâm thế cho trẻ đến trường mầm non trong mùa dịch Covid – 19
Bài viết này chúng tôi muốn phụ huynh quan tâm tới việc dạy trẻ biết làm một số kỹ năng tự phục vụ trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà. Trong chương trình giáo dục mầm non nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ đề ra cho cả độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Với mục tiêu “Trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân“:
- Độ tuổi 6 -12 tháng tập ngồi bô khi đi vệ sinh;
- Độ tuổi 12-24 tháng tự xúc ăn bằng thìa, uống nước bằng cốc; Tập ngồi vào bàn ăn; Tập ra ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh;
Làm quen với lau mặt, rửa tay;
- Độ tuổi 24 -36 tháng tập cho trẻ tự phục vụ (xúc cơm, uống nước; Mặc quần áo, đi dép, vệ sinh, cới quần áo khi bị bẩn, ướt; Lấy gối đi ngủ; Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, rửa mặt😉 Trong nội dung Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe chương trình đề cập tới “việc tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt” và đưa ra những nội dung cụ thể cho độ tuổi mẫu giáo:
- Trẻ 3-4 tuổi: Làm quen với đánh răng, lau mặt; tập tử tay bằng xà phòng; Thể hiện lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh;
- Độ tuổi 4 – 5 tuổi; Tập đánh răng, lau mặt; Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng; Đi vệ sinh đúng nơi quy định;
- Độ tuổi 5-6 tuổi; Tập luyện kỹ năng lau mặt, đánh răng, rửa tay bằng xà phòng; Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
Trên thực tế, đối với trẻ mầm non, giáo dục kỹ năng tự phục vụ không phải là công việc quá to tát mà chỉ là những thao tác đơn giản như: Tự chơi, tự ăn uống, dọn phòng của mình, tự thay đồ, biết tự vệ sinh cá nhân. Ngoài ra trẻ còn phải biết xếp đồ dùng cá nhân ngay ngắn, chơi xong biết thu dọn đồ chơi và cất vào đúng nơi quy định:
Đối với trẻ mầm non bố, mẹ cần quan tâm dạy trẻ 3 nhóm kỹ năng sau:
- Kỹ năng mặc, cởi quần áo;
- Kỹ năng cơ bản về ăn uống và chuẩn bị đồ ăn;
- Kỹ năng cơ bản về vệ sinh.
Những hành động đơn giản tự phục vụ khi còn nhỏ giúp trẻ chủ động, độc lập trong mọi công việc sau này.
Xem thêm: 5 cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi cha mẹ nên biết ngay
Để hình thành các kỹ năng sống cho trẻ mầm non không phải việc một sớm, một chiều mà phải là một quá trình, đồng thời phải chọn đúng cách, đúng thời điểm thích hợp với độ tuổi của trẻ mới có kết quả tốt nhất. Chúng ta không ép trẻ phải làm những cái mà người lớn muốn mà dạy, trẻ ý thức được những gì cần làm và thực hiện đúng cách.
Chỉ như vậy những kỹ năng của trẻ được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời. Bởi vậy trong thời gian ở bên trẻ, phụ huynh cần trò chuyện cho trẻ hiểu để làm sao các hành động của trẻ trở thành ý thức.
Ví dụ khi trẻ thấy tay bẩn trẻ tự đi rửa, trẻ chơi xong không cần người lớn nhắc trẻ vẫn biết cất dọn đồ chơi vào chỗ cũ; Rửa mặt, đánh răng sau khi ăn xong là để cho sạch chứ không phải làm vì người lớn yêu cầu. Sau đây là một số gợi ý dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ:
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ học ở nhà phòng, chống dịch Covid-19
Chỉ dẫn: Dạy trẻ bằng lời nói bố, mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu những gì cần làm. Làm như thế nào? Lời giải thích, chỉ dẫn này có thể sử dụng ở mọi lúc. Mọi nơi trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Khi chỉ dẫn phụ huynh cần khuyến khích trẻ nhìn khi bố, mẹ. Vhỉ dẫn, dùng lời nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, điềm tĩnh. Sử dụng cử chỉ để nhấn mạnh những điều trẻ muốn chú ý.
Làm mẫu:
Dạy trẻ kỹ năng bằng hành động. Khi quan sát người lớn làm, trẻ sẽ biết làm gì, làm như thế nào: Ví dụ dạy trẻ cất dọn đồ chơi, chuẩn bị bàn ăn, mặc quần áo; Phụ huynh làm mẫu cho trẻ quan sát trước sau đó lần lượt thực hiện các kỹ năng. Để trẻ có được các kỷ năng hằng ngày phụ huynh phải tạo cơ hội cho trẻ được tập luyện.
Dạy trẻ từng bước một:
Đối với trẻ mầm non chúng ta phải kiên trì, dạy kỹ năng cho trẻ bằng cách chia nhỏ các nhiệm vụ. Ý tưởng của việc dạy từng bước là thực hiện các bước liên tiếp nhau để hình thành một kỹ năng. Khi trẻ đã học được bước đầu tiên rồi dạy trẻ bước tiếp theo. Chỉ chuyển sang bước tiếp theo khi trẻ có thể thức hiện bước trước một cách thuần thục không cần sự trợ giúp.
Tiếp tục cho đến khi trẻ hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ. Khi trẻ học một kỹ năng tự phục vụ mới phụ huynh có thế cầm tay và hướng dẫn cho trẻ các động tác. Không giúp đỡ nữa khi trẻ bắt đầu phải hình dung ra mình phải làm như thế nào nhưng hãy tiếp tục chỉ dẫn trẻ bằng lời, sau đó chỉ cần ra hiệu khi trẻ làm chủ được kỹ năng.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong thời gian nghỉ học ở nhà phòng, chống dịch Covid-19
Việc dạy trẻ những kỹ năng tự phục vụ tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu người lớn chúng ta không chú ý thì làm cho trẻ có thể hiểu làm việc đó vì người lớn chứ không ý thức được là cho bản thân. Nếu bố mẹ chúng ta hướng dẫn trẻ không đúng quy trình, nôn nóng thì trẻ thực hiện các kỹ năng không đúng bởi vì vậy trong sinh hoạt hằng ngày phụ huynh cần chú ý hướng dẫn trẻ các kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp.
Chọn thời điểm thích hợp để cho trẻ thực hiện các công việc tự phục vụ có hiệu quả; Tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kỹ năng; Khen ngợi khích lệ trẻ trong quá trình thực hành các kỹ năng. Tránh phản hồi tiêu cực khi trẻ chưa làm đúng mà chỉ sử dụng từ ngữ để giải thích cho bé khi bé làm chưa đúng, phụ huynh không đòi hỏi ở trẻ quá nhiều.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ.
Không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường. Mà còn là nhiệm vụ của các bậc cha, mẹ, người thân là những người gần gũi nhất với trẻ. Hãy để trẻ làm những việc vừa sức, dạy trẻ cách chăm sóc bản thân và giúp đỡ những người xung quanh. Khả năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ trở thành người tự lập, tự chủ trong mọi tình huống khác nhau đó cũng là cái đích mà người lớn chúng ta hướng tới và định hướng cho trẻ.
Trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà cùng bố mẹ, ông bà, người thân. Giáo dục kỷ năng tự phục vụ đòi hòi sự phối hợp chặt chẽ. Giữa các thành viên trong gia đình, nhất quán, thường xuyên,liên tục. Qua đó, giúp trẻ làm quen với cuộc sống từ những công việc nhỏ nhất hằng ngày, từ những kỹ năng cần thiết đầu tiên, kỹ năng tự phục vụ.
Thời gian này là thời gian bố mẹ ở bên các bé nhiều nhất nên cần quan tâm và cho trẻ thực hành trải nghiệm những việc làm vừa sức với trẻ để cùng các trường mầm non chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào cuộc sống tự lập, tự tin.
Xem thêm: Biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1
Nguồn tin: Phòng giáo dục mầm non