Giáo án nước và lợi ích của nước tính chất của nước Trẻ 5-6 tuổi
Phát triển nhận thức
MTXQ: Trò chuyện về lợi ích của nước
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Số lượng: 30- 35 trẻ
I. YÊU CẦU
– Trẻ biết tính chất, lợi ích của nước và sự cần thiết của nước đối với con người, thực vật, động vật. Trẻ biết đâu là những hành vi lãng phí nước và biết cách tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
– Phát triển các giác quan của trẻ qua hoạt động sờ, nếm, ngửi, rèn khả năng tư duy và ghi nhớ có chủ định. Phát triển khả năng quan sát, suy luận và phán đoán cho trẻ. Tăng cường Tiếng việt cho trẻ thông qua các từ: “Tiết kiệm”, “Hòa tan”, “Nước sạch”.
– Giáo dục trẻ mầm non biết bảo vệ nguồn nước và biết tiết kiệm nước.
II. CHUẨN BỊ
– Địa điểm: phòng học
– Phương tiện thực hiện:
+ Giáo án điện tử trình chiếu.
+ Hình ảnh 2 chậu cây.
+ Đồ dùng của cô: hũ nước có cá.
+ Đồ dùng của trẻ: 3 chai nước lọc, 3 ly thủy tinh có ký hiệu hình tròn màu xanh, đỏ, vàng, 3 muỗng, muối dầu, ăn, sữa.
– Phương pháp: Quan sát, trò chuyện, bài tập.
– Tích hợp: Âm nhạc
– Tích hợp: Âm nhạc
Dự kiến hoạt động của cô | Dự kiến hoạt động của trẻ |
* HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện gợi mở giới thiệu bài.
– Trẻ ngồi gần cô. – Lắng nghe, lắng nghe!(Nghe gì, nghe gì?) – Cô và các con sẽ cùng nhau lắng nghe xem âm thanh gì nhé. – Các con thử đoán xem đó là âm thanh gì?(Tiếng nước chảy…) – Con có thể dùng từ gì để miêu tả tiếng nước chảy vừa rồi?(Róc rách, ào ào…) – Bây giờ các con hãy xem xem có đúng vừa rồi là tiếng nước chảy không nhé. – Cô mở video nước chảy cho trẻ xem. – À, các con ơi, nước trong video là nước ở đâu?(Suối) – Con biết nước còn ở những nơi đâu nữa?(Sông , ao, hồ, biển, nước giếng…) – Cô tóm lại: nước có ở nhiều nơi như ao hồ, sông, suối, biển cả… Nước có lợi ích gì cho cuộc sống con người và sự vật? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé. * HOẠT ĐỘNG 2: Bé cùng tìm hiểu – À, hằng ngày chúng mình có uống nước không các con? – Vì sao mình phải uống nước?(Không uống sẽ khát) – Nước mà chúng ta uống được gọi là nước gì? (Nước sạch) – Nhắc từ “Nước sạch” 2 lần – Nước rất có ích với con người, nước cho chúng ta nước sạch để uống, để nấu ăn, tắm giặt, nước giúp cho chúng ta rất nhiều trong sinh hoạt hằng ngày đó các con. Vậy thì chúng ta phải làm gì để tiết kiệm nước nhỉ?(rửa tay, rửa mặt xong thì tắt vòi nước). – Nhắc từ “tiết kiệm”. – Nước rất cần cho con người, còn đối với cây cối và động vật thì như thế nào? Chúng ta hãy cùng cô theo dõi nhé. – Có hai chậu cây, các con quan sát xem 2 chậu cây này có gì khác nhau?(1 cây bị héo, 1 cây xanh tươi). – Các con thử đoán xem vì sao cây bị héo? – Đối với cây cối nước cũng rất quan trọng đó các con, nước giúp cho cây cối xanh tươi và phát triển tốt đó. – Cả lớp hát bài cá vàng bơi. – Cô cho trẻ quan sát hũ nước có cá đang bơi. – Nếu không có nước thì cá sẽ ra sao? – Nhưng các con ơi, ở một số dòng sông, ao hồ có nước nhưng cá vẫn chết, các con có biết vì sao không? – À, các con ơi, khi cá sống trong môi trường nước bị nhiễm bẩn sẽ thiếu oxi và cá sẽ chết. Các con nhìn xem ở một số con sông bị ô nhiễm do rác thải dẫn đến cá chết hàng loạt. – Còn con người chúng ta khi ăn uống, sử dụng nguồn nước bẩn thì sẽ như thế nào?(Đau bụng, bệnh ngoài da, …) – Nước đối với con vật cũng rất là quan trọng đó các con, nhờ có nước mà động vật mới sống được và sinh sản tốt. Nhưng với điều kiện là chúng được sống trong môi trường nước sạch nhé. – Các con ạ, Con người sử dụng nước để sản xuất nước đá, làm hồ trong xây dựng, lợi dụng sức nước để sản xuất điện cho chúng ta sử dụng trong cuộc sống hằng ngày nữa đó các con. – Cô tóm lại: Nước rất cần thiết cho cuộc sống con người, kể cả động vật cũng như thực vật, nếu không có nước thì mọi vật, mọi người sẽ chết.Vì vậy khi sử dụng nước chúng ta phải biết tiết kiệm và không được lãng phí nước các con nhớ chưa nè. *Thí nghiệm: Sự thay đổi kỳ diệu của nước. – Nãy giờ cô thấy các con học rất ngoan, chú ý cô, cho nên cô sẽ cho các con chơi với nước, các con có thích không nè? – Cô cho trẻ đi về 3 tổ. * Thí nghiệm với muối, sữa, dầu ăn. – Cô hướng dẫn trẻ: cho muối cho vào ly có hình tròn màu vàng, dầu ăn cho vào ly có tròn màu xanh, sữa cho vào ly có hình tròn màu đỏ. – Chia trẻ về 3 bàn để làm thử và quan sát sau 5 phút. Khi trẻ làm xong, tập trung trẻ về 3 hàng ngang. – Cô hỏi trẻ: con quan sát thấy điều gì khi cho muối, sữa vào nước? + Khi nếm nó có vị gì? (Mặn, ngọt) – Còn khi cho dầu ăn vào nước, các con quan sát thầy điều gì? – Cho trẻ rút ra kết luận: + Nước là chất lỏng trong không màu, không mùi, không vị. + Cho dầu ăn vào nước, dầu không tan trong nước mà nổi lên mặt nước. + Muối, sữa tan liền khi cho vào trong nước. – Kết luận: Nước có thể hòa tan được một số chất như đường, muối, sữa…và nước có thể đổi màu dưới tác động một số chất khác. – Nhắc lại từ “Hòa tan” * HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố Trò chơi 1 : “ Rung chuông vàng” – Chào mừng các bạn đến với chương trình “Rung chuông vàng”. – Cách chơi: Cô cho trẻ về đội hình 3 vòng tròn tương ứng 3 đội : đội 1, 2, và 3. Trên đây cô có một số câu hỏi liên quan đến chủ đề mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay. Cả 3 đội chú ý lắng nghe cô đọc câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời sau đó ấn chuông để giành quyền trả lời cho đội mình. – Đội nào nhanh tay ấn chuông trước thì được giành quyền trả lời trước, nếu trả lời sai thì nhường cơ trả hội trả lời cho 2 đội còn lại. – Luật chơi: Mỗi câu trả lời đúng được 1 bông hoa. Sau khi kết thúc trò chơi, đội nào trả lời đúng được nhiều câu hỏi nhất (số lượng hoa nhiều nhất) sẽ là đội giành chiến thắng. – Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 lần. – Tổng kết, nhận xét kết quả, tuyên dương trẻ. Trò chơi 2 : “Nhanh tay lẹ mắt” – Cô giới thiệu trò chơi. – Cách chơi: Trên đây cô có những hình ảnh thể hiện việc tiết kiệm nước và những hình ảnh lãng phí nước, bảo vệ nguồn nước. – Cô chia lớp thành 3 đội , mỗi đội sẽ có nhiệm vụ chọn hình ảnh theo yêu cầu của cô, cả 3 đội nghe rõ để tìm cho đúng nhé. + Đội 1: Tìm những hình ảnh thể hiện việc tiết kiệm nước. + Đội 2: Tìm những hình ảnh về sự lãng phí nước. + Đội 3: Tìm những hình ảnh góp phần bảo vệ nguồn nước. – Luật chơi: Lần lượt mỗi bạn của mỗi đội sẽ chạy lên tìm hình ảnh phù hợp dán lên phía trên, sau đó chạy về chạm tay vào vai bạn, bạn tiếp theo sẽ lên, cứ như vậy cho đến hết hàng. Trong khoảng thời gian là một phút, đội nào chọn nhanh và đúng nhiều nhất sẽ là đội thắng cuộc. – Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần. Lần 2 đổi yêu cầu giữa 3 đội. – Nhận xét tuyên dương trẻ. |
– Trẻ chú ý lắng nghe.
– Cá nhân trẻ trả lời.
– Cá nhân trẻ trả lời.
– Cá nhân trẻ trả lời.
– Cá nhân trẻ trả lời.
– Trẻ lắng nghe.
– Cá nhân trẻ trả lời.
– Cá nhân trẻ trả lời.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ quan sát và thảo luận. – Cá nhân trẻ trả lời.
– Trẻ thực hiện. – Trẻ quan sát và thảo luận.
– Cá nhân trẻ trả lời. – Cá nhân trẻ trả lời.
– Cá nhân trẻ trả lời.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ thực hiện.
– Cá nhân trẻ trả lời.
– Cá nhân trẻ trả lời. – Cá nhân trẻ trả lời.
– Cá nhân trẻ trả lời.
– Cá nhân trẻ trả lời.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ chú ý lắng nghe.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ chú ý lắng nghe.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ lắng nghe. |
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Hát “Cho tôi đi làm mưa với”