Dự án steam làm tổ chim tiết dạy hay nhất năm học 2023

0
92
Dự án steam làm tổ chim

STEM là viết tắt của các từ “Science, Technology, Engineering, and Mathematics” (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, và Toán học). Giáo án STEM dành cho mầm non là các giáo án dạy cho trẻ em nhỏ về các lĩnh vực này, bao gồm các hoạt động thực hành và trả lời câu hỏi, giúp trẻ em phát triển khả năng suy luận và giải quyết vấn đề. Giáo án STEM cho mầm non cũng giúp trẻ em phát triển khả năng sáng tạo và tư duy logic, cũng như học các kỹ năng cần thiết để học tốt hơn trong các lĩnh vực này trong tương lai.

DỰ ÁN STEAM: LÀM TỔ CHIM

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

S- Khám phá:

– Trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, công dụng của tổ chim.

– Kể được tên một số nguyên liệu cần sử dụng để tạo thành tổ chim.

T- Công nghệ:

– Trẻ xem hình ảnh tổ chim, video chim đang làm tổ. Nêu được các bước làm nên tổ chim.
( Ở trong bài e ko cho xem hình ảnh trên máy tính nữa thì phần Công nghệ e vẫn để như này có được ko chị? Vì e cho xem ở giờ trước rồi)

E- Chế tạo:

– Trẻ sử dụng các nguyên liệu như: Lá cây khô, cỏ khô, rơm rạ khô, băng dính, kéo, dây buộc để tạo ra chiếc tổ chim.

A- Nghệ thuật:

– Tạo ra được sản phẩm có tính thẩm mỹ. Biết sắp xếp, buôc, gắn đính cho tổ chim được cân đối đẹp mắt.

M- Toán:

– Trẻ ước lượng độ rộng của cái tổ, biết đo, đếm, so sánh độ dài, kích thước của các vật liệu làm nên chiếc tổ chim.

2. Kỹ năng:

– Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về cách tạo nên chiếc tổ chim; lựa chọn được nguyên vật liệu để làm tổ chim .

– Tham gia hoạt động theo nhóm, có kĩ năng lắng nghe, chia sẻ với cô, với bạn về ý tưởng sản phẩm.

– Trẻ có kĩ năng quan sát, sắp xếp, gắn đính cho chiếc tổ chim thêm đẹp

3. Thái độ:

– Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.

– Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô.

– Cố gắng hoàn thành công việc được giao, sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, không làm bẩn môi trường, biết giữ gìn sản phẩm.

– Biết yêu thương các con vật.

II. CHUẨN BỊ

* Đồ dùng của cô:

– Kế hoạch hoạt động

– Loa, nhạc bài hát “Con chim non”.

– Tivi, hình ảnh về một số tổ chim

* Đồ dùng của trẻ:

– Bản thiết kế của mỗi nhóm

– Nguyên vật liệu đa dạng khác nhau: Lá cây khô, rơm rạ khô, cỏ khô…

– Băng dính xốp, băng dính 2 mặt, kéo, keo, lá cây, cành cây khô…

III. Cách tiến hành.

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1. Ổn định, tạo hứng thú, xác định vấn đề:

– Hát bài hát “ Con chim non

– Chúng mình hát bài hát gì? Bài hát nhắc tới con gì?

– Những chú chim khi còn bé thì ở đâu?

– Giờ trước chúng mình đã được tìm hiểu về tổ chim rồi, bạn nào nhắc lại giúp cô đặc điểm của tổ chim nào.

– Chim làm tổ bằng gì?

Tổ chim là ngôi nhà của gia đình chim. Chim bố và chim mẹ cùng nhau làm tổ, đến mua sinh sản chim mẹ đẻ trứng vào tổ, sau đó chim mẹ và chim bố thay nhau ấp trứng. Một thời gian sau trứng nở ra những chú chim non.

Những chú chim non sẽ ở trong tổ chờ bố mẹ đi kiếm mồi về ăn. Mỗi loài chim khác nhau lại có đặc điểm sinh sống khác nhau và cách làm tổ của chúng cũng khác nhau đấy.

– Hôm nay cô và chúng mình sẽ cùng nhau làm những chiếc tổ chim thật là đệp để tặng những chú chim nhỏ nhé.

2. Hoạt động 2: Khám phá và thiết kế

+ Để làm được tổ chim cần những nguyên vật liệu gì?

– Hôm trước các con đã cùng nhau đóng góp ý tưởng để thiết kế ra những chiếc tổ chim mà chúng mình yêu thích. Vậy bây giờ cô mời các nhóm lấy bản thiết kế của mình và về nhóm nào.

3. Hoạt động 3: Chế tạo

+ Nhóm con thiết kế tổ chim bằng nguyên vật liệu gì?

+ Với những nguyên vật liệu đó con sẽ làm tổ chim như thế nào? (Với những sợi rơm như vậy con làm thế nào để tạo thành tổ chim…Con cuộn rơm lại thành vòng sau đó dùng dây buộc 2 đầu lại)

+ Con có ý tưởng nào khác không? ( Con sẽ thiết kế thêm cành cây để đặt tổ chim lên)

– Bây giờ cô mời chúng mình lên lấy đồ dùng và các nguyên vật liệu về nhóm để bắt đầu làm những chiếc tổ chim thật đẹp nào?

– Trẻ thực hiện, cô quan sát và giúp đỡ trẻ

+ Tổ chim của chúng mình đã hoàn thành chưa? Khi làm xong chúng mình hãy lấy những quả trứng chim để vào tổ nhé.

4. Hoạt động 4. Thử nghiệm, trình bày và đánh giá sản phẩm.

Cho trẻ mang sản phẩm lên

– Tổ chim này có giống với bản thiết kế của nhóm con không?

+ Chúng mình đã làm tổ chim như thế nào?

+ Bằng nguyên vật liệu gì?

+ Tổ này đủ chỗ cho mấy con chim ở? (Trong quá trình thết kế bạn đã tính toán làm 1 chiếc tổ thật rộng để đủ chỗ cho 5 con chim ở đấy)

+ Con đã làm gì để tổ chim chắc chắn? (Dán băng dính, buộc dây thật chặt..)

– Lắng nghe cách trẻ trình bày và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn.

– Những bài chưa hoàn thành cô giáo sẽ để các bạn hoàn thành vào buổi chiều.

* Giáo dục:

– Những chú chim thật là đáng yêu, chim bắt sâu giúp cây không bị sâu phá, giúp bảo vệ mùa màng cho người nông dân, chim hót cho chúng ta nghe thật là vui tai, vì vậy chúng mình cần phải bảo vệ những chú chim nhỏ không được bắt chim hay phá tổ của chim nhé.

* Kết thúc: Trẻ làm những chú chim bay về chỗ và thu dọn đồ dùng cùng cô.

ở bài này e cho trẻ làm theo nhóm, nhóm bằng rơm khô, nhóm làm bằng cỏ khô (nó là cây thòng bong), nhóm bằng lá cây (nhóm này e lấy quả bóng nhựa cắt đôi xong cho trẻ dùng băng dính 2 mặt dán vào bên ngoài quả bóng sau đó lấy lá cây khô dán vào. Phần bên trong em cũng cho trẻ để lá cây khô vào)

Mỗi nhóm e cho vẽ 1 bản thiết kế chung được ko chị

– Khi thực hiện thì e cho mỗi trẻ làm 1 tổ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây