Tổ chức Hoạt Động Nhận Biết Tập Nói.
Chủ điểm: Động Vật
Đề tài: Gà trống – Gà mái – Con vịt
Nhóm lớp: 25-36 tháng
Thời gian: 15 -18phút
Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
– Dạy trẻ nhận biết và tập nói về con gà trống, gà mái, con vịt
– Dạy trẻ biết được đặc điểm của gà, vịt như:
• Gà trống: Gáy ò ó o o, không đẻ trứng, thích ăn thóc, chân có cựa, gà trống có mào đỏ.
• Gà mái: Kêu cục tác, đẻ trứng
• Con vịt: Chân có màng bơi dưới nước, mỏ dẹp, vịt kêu cạp cạp
2/ Kỹ năng:
– Trẻ biết quan sát bằng cách sử dụng nhiều giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác để nhận biết các con vật.
– Nhận ra sự khác nhau giữa gà trống , gà mái, con vịt qua tiếng kêu.
3/ Ngôn ngữ:
– Trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ mới cho trẻ. Dạy trẻ nói từ: gà trống, gà mái, con vịt, mào gà, mỏ gà, chân gà, chân vịt…
– Các câu đơn giản: mỏ gà nhọn, mỏ vịt dẹp và dài, gà trống gáy ò ó o o, gà mái kêu tục tác, gà mái đẻ trứng, chân vịt có màng bơi được dưới nước.
Chuẩn bị:
1/ Học cụ
– Mô hình: gà trống, gà mái,vịt
– Tranh: gà trống, gà mái, vịt
– Băng nhạc : “Đàn gà trong sân”, “Một con vịt.”
2/ Nội dung:
– Âm nhạc: Bài hát “ Con gà trống” “Một con vịt” “Đàn gà trong sân”
Cách tiến hành
Hoạt động cô và trẻ | Hoạt động trẻ |
Hoạt động 1: Giới thiệu và tạo cảm xúc cho trẻ Cô và trẻ cùng chơi tạo dáng kêu tiếng kêu của các con vật: gà trống – gà mái – con vịt
Cô dẫn dắt trẻ đến xem mô hình, kết hợp cho trẻ quan sát và đàm thoại cùng trẻ: · Đố trẻ trong khu vườn này có con gì? · Con gì đang mổ thóc vậy con? · Thê scon gà mái đang làm gì? · Còn con gì đang bơi dưới nước? _Giờ tạm bịêt gà trống, gà mái và vịt chúng mình đi chơi nhé! _Cho trẻ vận động theo nhạc bài hát: “Con gà trống” |
Trẻ chơi tạo dáng và làm tiếng kêu con gà trống, gà mái , con vịt
Trẻ trả lời Trẻ quan sát và trả lời
Trẻ hát và vận động theo nhạc bài “Con gà trống” |
Hoạt động hai: Cô hướng dẫn trẻ nhận biết tập nói. _Cô để 3 tranh con vịt lên bảng nỉ và đó trẻ con nào là gà trống. ( sau đó cô cất tranh gà mái và vịt) · Gà trống: _Đây là con gì? _Đây là con gà trống, thế con gà trống có những phần gì nào? (Cô kết hợp đàm thoại và giới thiệu) _Đây là đầu, mình, đuôi và Chân thành _ Nhìn xem trên đầu gà trống có gì nữa? _Đây là mào gà, con nói đi: “ Mào gà” _Thế mào gà màu gì? _Còn đây là gì? _Đây là mỏ gà,mỏ gà như thế nào _Mỏ gà nhọn để mổ thóc _Đây là gì? _Chân gà có móng nhọn để bới đất tìm giun. Các bạn nói đi “ Chân gà có cựa” _Gà trống gáy sao vậy con _Các con biết không, gà gáy vào buổi sáng để đánh thức mọi người dậy _ Gà trống không đẻ được, vậy các con lặp lại cô nghe nào. · Gà mái: _ Thế đây có phải là gà trống không? Nó là con gì? _Đây là con gà mái, con gà mái kêu thế nào? _ Cô tạo tình huống và kêu “ cục tác, cục tác” và hỏi trẻ con gì kêu? Gà đẻ trứng nên kêu “cục tác, cục tác – đố trẻ đây là gì? (cô đưa quả trứng) · Con vịt: _Đố các con đây là con gì? _Con vịt có đẻ trứng không? Con vịt có gì đây? (cô chỉ vào mỏ vịt) _Mỏ vịt dài và dẹp _Vịt đi như thế nào?mình bắt chước dáng đi của vịt nhé! _Lạch bạch, lạch bạch _Chỉ cho cô xem chân vịt ở đâu? _Chân vịt có màng, vịt bơi dưới nước _Vịt kêu như thế nào? _Cô cho trẻ làm tiếng vịt kêu “ Cạp, cạp cạp” |
Trẻ quan sát và nói theo cô |
Hoạt động 3: Luyện tập Luyện tập củng cố qua trò chơi, bài hát Trò chơi: Tạo dáng · Cô tạo dáng gà vỗ cánh và gáy ò ó o o, đố là con gì? · Cô cho trẻ tạo dáng gà gáy, mào gà trên đầu, …. · Cô tạo tiếng con gà mái cho trẻ nghe và đố trẻ con gì? Cô cho trẻ đi tìm trứng gà đẻ, sau đó cho trẻ xem trứng gà và nói “Gà mái đẻ trứng” · Cô tạo dáng con vịt bơi, đố trẻ con gì? Và khuyến khích trẻ cùng chơi và nói “ cạp, cạp cạp” Trò chơi:Trò chơi tìm đúng nhà kết hợp với bài hát. · Các con ơi, chúng ta cùng đi chơi nha · Hát và vận động theo bài “Một con vịt” · Củng cố lại tiếng kêu và dáng đi của vịt · Cho trẻ vận động bài “ Đàn gà trong sân” |
Trẻ chơi và thực hiện theo yêu cầu cô đưa ra. |
Tải giáo án tại Đây