12 Tình huống sư phạm giữa giáo viên với truyền thông MXH

0
364
12 Tình huống sư phạm giữa giáo viên với truyền thông MXH

Tình huống sư phạm giữa giáo viên với truyền thông. Mỗi người sẽ có cách giải quyết khác nhau nên không bao giờ có duy nhất “đáp án“. Những phương án xử lý tình huống kèm theo mỗi tình huống chỉ có tính chất gợi ý. Hy vọng chúng ta trao đổi để có cách xử lý hay hơn.

Chia sẻ với nhau việc xử lý những tình huống sư phạm là điều rất cần thiết. Nhiều tình huống đã biết nhưng cũng có những tình huống mới xảy ra. Việc trao đổi này sẽ không bao giờ dừng lại.

Đảm bảo nguyên tắc: Xác định chính xác thông tin ; Đánh giá vấn đề khách quan, trung thực. ; Thái độ kiềm chế, thận trọng, bình tĩnh, hợp tác, không xúc phạm, không áp đặt..

Tình huống sư phạm giữa giáo viên với truyền thông 1:

Cha mẹ trẻ vào trang Facebook cá nhân của giáo viên, thấy giáo viên có bài viết mang tính tiêu cực, nghĩ giáo viên nói xấu mình nên đã lên án, phê phán giáo viên, đòi đổi giáo viên đứng lớp. Nếu là gv…

+Cách xử lý:

– Gặp riêng cha mẹ trẻ để trao đổi, lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân khiến cha mẹ trẻ bức xúc và có suy nghĩ như vậy. Nếu có hiểu lầm, giáo viên giải thích rõ để cha mẹ trẻ hiểu với thái độ chia sẻ, chân thành, nhẹ nhàng và cầu thị.

– Giáo viên cần trao đổi lại với ban giám hiệu về tình huống để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời, phù hợp.

– Giáo viên rút kinh nghiệm, Xóa bài viết tiêu cực, không đưa những hình ảnh thiếu lịch sự, lấy lại niềm tin của cha mẹ trẻ.

Tình huống 2:

Cha mẹ trẻ đăng phát ngôn xấu về việc giáo viên đánh con trên Facebook. Mà chưa hề tìm hiểu kỹ nguyên nhân và phát ngôn đó hoàn toàn sai sự thật. Nếu là giáo viên trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

– Giáo viên cần bình tĩnh tìm hiểu phát ngôn của cha mẹ trẻ. Và báo cáo sự việc với ban giám hiệu, xin tư vấn về cách giải quyết.

– Giáo viên xin gặp riêng cha mẹ trẻ để trao đổi về nguyên nhân cha mẹ trẻ phát ngôn như vậy, nghe cha mẹ trẻ với thái độ chân thành, nhẹ nhàng và thân thiện, sau đó giải thích rõ để cha mẹ trẻ không hiểu lầm, đề nghị cha mẹ chờ kiểm tra camera nếu cần thiết.

– Giáo viên đề nghị cha mẹ trẻ đính chính lại phát ngôn của mình một cách công khai để tránh làm cho mọi người hiểu lầm và phẩm chất của giáo viên và uy tín của nhà trường.

– Giáo viên thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

Xem thêm: 24 Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm mầm non với phụ huynh

Cha mẹ trẻ đăng phát ngôn xấu về việc giáo viên đánh con trên Facebook

tình huống sư phạm giữa giáo viên với truyền thông

Tình huống 3:

Cha mẹ trẻ trong lớp lập nhóm trên ứng dụng Messenger và nói về việc thức ăn của trẻ bị cắt khẩu phần. Nếu là giáo viên lớp đó, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Giáo viên kiểm tra kỹ nội dung thông tin cha mẹ trẻ đưa ra: Tình huống đó xảy ra như thế nào? Cha mẹ trẻ đã phát ngôn, mặc những gì? (Vì giáo viên không trong nhóm đó)

– Sau đó, giáo viên thông báo với ban giám hiệu về ý kiến của cha mẹ trẻ để nhà trường có biện pháp giải quyết.

Ban giám hiệu cần đề nghị Bộ phận bếp tính khẩu phần ăn kiểm tra lại. Trao đổi với ban đại diện cha mẹ trẻ về việc phối hợp với nhà trường cùng kiểm tra. Giám sát thường xuyên, đột xuất các hoạt động của nhà trường, tốc độ của việc đảm bảo số lượng và chất lượng bữa ăn của trẻ.

Tình huống 4:

Cha mẹ trẻ phản ánh, đưa tin trên các trang cá nhân hay nhóm trên mạng xã hội là trẻ sợ cô nên ị đùn ra lớp, trẻ không ăn, trẻ không thích đi học,… Một số cha mẹ trẻ có ý kiến gặp ban giám hiệu và xin đổi giáo viên khác. Là giáo viên trong tình huống đó bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Giáo viên tìm hiểu tình hình và nguyên nhân như ý kiến phản ánh của các bậc cha mẹ trẻ, báo cáo sự việc với ban giám hiệu để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

– Giáo viên phối hợp với ban giám hiệu tổ chức một cuộc họp với cha mẹ trẻ để trao đổi, lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân khiến cha mẹ trẻ bức xúc; tiếp thu ý kiến, hứa sẽ có những biện pháp để cải thiện tình hình; chia sẻ để cho mẹ trẻ hiểu về đặc điểm lứa tuổi của trẻ, môi trường lớp học, chế độ sinh hoạt và những thay đổi mà trẻ có thể gặp phải cũng như công việc hàng ngày của giáo viên với tất cả trẻ trong lớp.

– Giáo viên thực hiện tốt việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Đảm bảo trẻ sinh hoạt, phát triển bình thường tích cực tham gia các hoạt động ở lớp cùng giáo viên và các bạn.

Tình huống sư phạm giữa giáo viên với truyền thông 5:

Cha mẹ trẻ bắt gặp giáo viên tan làm mặc váy ngắn, đi xe máy kẹp 3 và chụp ảnh lại, đăng lên mạng xã hội. Nếu là giáo viên đó bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cha mẹ trẻ và nhà trường với tinh thần cầu thị, chân thành, thừa nhận hành vi của mình là không đúng luật lệ giao thông và chuẩn mực nhà giáo, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh giáo viên và nhà trường.

– Xin lỗi cha mẹ trẻ, nhà trường và cam kết sẽ không lặp lại hành vi đó.

– Nói chuyện Nhờ cha mẹ trẻ gỡ bài đã đăng xuống để không ảnh hưởng đến uy tín của các viên khác và nhà trường.

– Tuân thủ luật lệ giao thông và giữ gìn hình ảnh đẹp về người giáo viên trong cũng như ngoài giờ làm việc.

Tình huống 6:

Một trẻ bị ngã rách môi ở trong lớp. Giáo viên không chứng kiến tận mắt sự việc, chỉ phát hiện ra khi thấy trẻ khóc giáo viên nợ thịt thời đưa trẻ xuống phòng y tế sơ cứu. Nhưng khi trả trẻ cha mẹ trẻ hỏi về nguyên nhân và tình hình thực tế lúc trẻ bị ngã thì giáo viên tỏ ra lúng túng khiến cha mẹ đăng bài lên Facebook cá nhân gây dư luận xấu tiêu cực về nhà trường Nếu là giáo viên trong tình huống đó bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Báo cáo ngày sự việc với ban giám hiệu.

– Giáo viên cần trao đổi với tất cả giáo viên trong lớp đó về nguyên nhân trẻ bị ngã để nắm tình hình; giáo viên trong lớp kiểm tra camera (nếu có) để biết được nguyên nhân cũng như tình huống xảy ra lúc trẻ bị ngã.

– Phối hợp cùng ban giám hiệu tổ chức một buổi gặp trực tiếp giữa cha mẹ trẻ. Và các giáo viên của lớp.

• Giáo viên chân thành nhận lỗi với cha mẹ trẻ. Vì đã không thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ, phim tình huống đáng tiếc.

• Trao đổi với cha mẹ trẻ về việc trẻ bị ngã. Kẻ nắm được tình hình ngã và cách xử lý, cấp cứu của giáo viên và nhà trường ngay lúc đó.

• Nhận lỗi vì đã không thực hiện tốt công tác chăm sóc trẻ, gỡ bài đăng trên Facebook.

– Tự kiểm điểm, họp rút kinh nghiệm với các giáo viên trong lớp. Rút kinh nghiệm sâu sắc với tất cả các giáo viên trong trường (thông qua buổi họp chuyên môn). Không để xảy ra tình huống tương tự.

– Thường xuyên tham gia những buổi đào tạo. Bồi dưỡng về kỹ năng chăm sóc trẻ cho giáo viên trong trường.

Tình huống 7:

Trong lớp có một trẻ bị ốm, giáo viên gọi điện cho cha mẹ trẻ đến đón về chăm sóc. Khi cha mẹ trẻ đến thì không thấy giáo viên mà chỉ có nhân viên y tế ở cùng trẻ trong phòng y tế ( giáo viên đang đi đổ nước vừa sử dụng để chườm cho trẻ). Khi giáo viên quay lại phòng y tế thì cha mẹ trẻ đã đưa trẻ về.

Tối ngày hôm đó, giáo viên nhận được thông tin rằng cha mẹ trẻ có đăng bài lên trên mạng xã hội, bức xúc về việc giáo viên để mặc con họ ở phòng y tế, không chăm sóc. Nếu là giáo viên trong tình huống đó bạn xử lý thế nào?

+ Cách xử lý:

– Giáo viên cần bình tĩnh tiếp nhận và tìm hiểu kĩ thông tin mình nhận được có chính xác không.

– Khi đã nắm rõ thông tin, giáo viên trao đổi rõ ràng với cha mẹ trẻ. Về tình huống đã xảy ra trên tinh thần chia sẻ để cha mẹ hiểu rằng. Giáo viên đã chăm sóc cũng như làm hết khả năng của mình. Trong suốt thời gian trẻ mệt và chờ cha mẹ trẻ đến đón.

– Yêu cầu cho cha mẹ trẻ đính chính lại thông tin trên mạng xã hội để cha mẹ trẻ khác không hiểu lầm.

– Giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.

Tình huống sư phạm giữa giáo viên với truyền thông 8:

Cha mẹ trẻ cho rằng giáo viên A phạt con họ bằng roi. Nên đến gây sự và đánh giáo viên A tại lớp trong giờ trả trẻ. Rất nhiều cha mẹ trẻ lớp đó và cha mẹ các trẻ khác trong trường chứng kiến. Việc giáo viên A bị chửi bới và bị đánh đã livestream trên mạng xã hội.

Rất nhanh, thông tin này lan truyền trên mạng xã hội, các nhóm kín của cha mẹ trẻ. Nếu là giáo viên cùng lớp đó, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Báo cáo ngay sự việc với ban giám hiệu, bảo vệ nhà trường. Gọi các giáo viên khác đến cùng can ngăn cha mẹ trẻ đó hành hung giáo viên A.

– Phối hợp với ban giám hiệu, bảo vệ mời cha mẹ vào một phòng riêng. Bình tĩnh và làm việc với ban giám hiệu và giáo viên A.

– Tìm hiểu lý do và điều tra thông tin cụ thể, chính xác, khách quan. Để có biện pháp xử lý phù hợp:

• Nếu giáo viên A làm sai, giáo viên A cần chân thành xin lỗi và chịu hình thức kỷ luật của nhà trường. Ban giám hiệu, tập thể giáo viên cũng yêu cầu cha mẹ trẻ xin lỗi giáo viên A vì hành vi bạo lực của mình.

– Nếu giáo viên A không làm sai. Nhà trường yêu cầu cha mẹ trẻ công khai xin lỗi giáo viên A và đính chính lại thông tin (bồi thường tổn thất nếu cần thiết).

– Nhà trường đính chính lại thông tin với truyền thông và toàn thể cha mẹ các trẻ trong trường.

– Thực hiện tốt công tác tuyên truyền để cha mẹ trẻ biết cách xử lý tình huống một cách lịch sự, văn minh: khi có ý kiến, cha mẹ trẻ trao đổi trực tiếp thắc mắc với giáo viên lớp hoặc trực tiếp Ban giám hiệu trình bày để được giải quyết.

Xem thêm: Kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non giáo dục trẻ

Việc giáo viên A bị chửi bới và bị đánh đã livestream trên mạng xã hội

tình huống sư phạm giữa giáo viên với truyền thông

Tình huống sư phạm giữa giáo viên với truyền thông 9:

Một giáo viên trong lớp lợi dụng lòng tin để vay tiền của nhiều cha mẹ trẻ. Khi cha mẹ trẻ cần lấy lại số tiền thì giáo viên quanh co không muốn gửi trả ngay. Các mẹ tập hợp lại làm một lá đơn đăng lên trang fanpage của trường yêu cầu được giải quyết.

Nếu là giáo viên chủ nhiệm lớp có giáo viên đó, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Báo cáo ngay sự việc với Ban Giám hiệu

– Trao đổi, yêu cầu cho cha mẹ gỡ bài xuống, giải thích để cha mẹ trẻ hiểu việc này liên quan đến cá nhân một giáo viên nên cho mẹ trẻ cần gặp ban giám hiệu nhà trường để giải quyết, phân tích của nhà trường bị ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và danh dự của nhiều giáo viên khác.

– Thằng thắn trao đổi với giáo viên cùng lớp để xác định thông tin. Cha mẹ trẻ đưa ra có chính xác không?. Trao đổi với ban đại diện cha mẹ trẻ của lớp và một số bậc cha mẹ trẻ trong lớp để nắm bắt. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc.

– Phối hợp cùng ban giám hiệu tổ chức buổi họp mặt giữa giáo viên cùng lớp và cha mẹ các trẻ để giải quyết sự việc. Nếu đúng như nội dung cha mẹ các trẻ phản ánh, yêu cầu giáo viên đó xin lỗi cha mẹ các trẻ và nhanh chóng thu xếp hoàn trả cho cha mẹ các trẻ số tiền đã mượn (nếu không sẽ nhờ đến sự can thiệp của pháp luật).

– Ban giám hiệu gọi kiểm điểm giáo viên đó, rút kinh nghiệm với toàn thể giáo viên trong trường; chấn chỉnh và thường xuyên phổ biến nội quy của nhà trường, đặc biệt là vấn đề đạo đức nhà giáo.

Tình huống 10:

Trong buổi dã ngoại của nhà trường, có một số cha mẹ trẻ tham gia. Không rõ vì lí do gì bỗng có hai giáo viên to tiếng tranh cãi với nhau. Một số cha mẹ trẻ chứng kiến sự việc đã quay video clip và đăng lên mạng xã hội gây xôn xao dư luận. Nếu là giáo viên chứng kiến sự việc đó bạn sẽ xử lý như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Kịp thời khuyên Can để cả hai giáo viên đó bớt nóng giận. Ngừng tranh cãi việc tổ chức cho trẻ tham quan, dã ngoại. Yêu cầu cha mẹ trẻ không quay video clip.

– Lập tức báo cáo với ban giám hiệu về trường hợp vừa xảy ra để ban giám hiệu tìm cách giải quyết.

– Ban giám hiệu làm việc với 2 giáo viên đó và cha mẹ các trẻ đã quay video clip để giải quyết tình huống. Yêu cầu cha mẹ trẻ xóa những clip đã đăng tải. Tránh để lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của giáo viên và nhà trường. Họp kiểm điểm hai giáo viên đó, rút kinh nghiệm với toàn thể cán bộ giáo viên trong trường.

Tình huống 11:

Cha mẹ trẻ lên trang Facebook của lớp nói rằng nguồn thực phẩm của trường không đảm bảo chất lượng khiến cha mẹ các trẻ khác bàn tán xôn xao. Nếu là giáo viên của lớp, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Giáo viên tìm hiểu bài đăng và các lời bình luận. Để biết lý do vì sao mà cha mẹ trẻ có suy nghĩ như vậy?. Và những ý kiến khác nhau của cha mẹ các trẻ khác trong lớp.

– Giáo viên báo cáo với ban giám hiệu tình hình cụ thể. Và những ý kiến của cha mẹ trẻ để xin ý kiến chỉ đạo.

– Nhà trường làm thông báo gửi và tuyên truyền rộng rãi để cha mẹ trẻ hiểu. Họ có thể tham gia giám sát chất lượng bữa ăn tại trường của trẻ như. Tham quan bếp ăn, chứng kiến việc giao nhận thực phẩm. Kiểm tra hợp đồng cung cấp thực phẩm, giấy tờ liên quan đến nguồn gốc thực phẩm, chế biến món ăn, dự giờ bữa ăn,…

– Giáo viên thực hiện tốt việc chăm sóc trẻ cũng như công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ và giải đáp những thắc mắc kịp thời.

Tình huống sư phạm giữa giáo viên với truyền thông 12:

Giáo viên A bài truyền thông lên trang Facebook của trường nhưng trong ảnh chụp hoạt động của trẻ có các đồ dùng, bàn ghế mầm non lộn xộn khiến người xem nghĩ là môi trường lớp học không sạch sẽ, ngăn nắp. Nếu là giáo viên làm cùng lớp với giáo viên A, bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

+ Cách xử lý:

– Kiểm tra kỹ thông tin bài viết.

– Trao đổi ngay với giáo viên A để thay ảnh, gỡ bài,…. Tránh những ý kiến không tốt.

– Hướng dẫn giáo viên đó kĩ năng Lựa chọn hình ảnh. Đưa vấn đề ra thảo luận trong buổi họp chuyên môn để giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm.

– Đề xuất ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi đào tạo. Bồi dưỡng về viết bài truyền thông cũng như khả năng quản lý, sắp xếp lớp học cho đội ngũ giáo viên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây