Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi hay nhất

0
563
Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi hay nhất

Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ lớp 3 Tuổi. Một em bé sớm tự lập sẽ học hỏi và khám phá được nhiều điều mới. Đồng thời, khi lớn lên con cũng sẽ trở nên bản lĩnh và có kỹ năng sống tốt hơn. Việc giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Ba mẹ có thể tham khảo cách giáo dục tính tự lậpMột số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi hay nhất sau đây:

1.Thực trạng trước khi áp dụng biện pháp

Giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non là việc làm hết sức cần thiết, giúp trẻ có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, đối với công việc, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt hơn với trẻ 3 tuổi đã xuất hiện nhu cầu tự lập, biểu hiện trẻ muốn tự khẳng định mình bằng cách “tập làm người lớn”, mong muốn được tự mình làm những công việc như người lớn.

Vậy làm cách nào để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định chính mình với mọi người trong cuộc sống hàng ngày? Đây chính là cơ hội để giáo dục tính tự lập cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được tự làm, tự rèn luyện và hoàn thiện mình; trở thành người tự tin, độc lập, năng động và sáng tạo trong cuộc sống sau này.

Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi hay nhất

Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 tuổi hay nhất

Tuy nhiên trong quá trình giáo dục trẻ tôi nhận thấy hiệu quả chưa cao còn tồn tại một số hạn chế sau:

  • Bản thân tôi chưa chú trọng xây dựng tổ chức những hoạt động nhằm giáo dục tính tự lập cho trẻ tại lớp tôi phụ trách.
  • Lồng ghép giáo dục tính tự lập cho trẻ vào các hoạt động hàng ngày chưa phong phú, đa dạng, rõ ràng.
  • Trẻ chưa có thói quen tự lập, còn ỉ lại.
  • Công tác phối hợp với phụ huynh rèn thói quen, ý thức tự lập cho trẻ động chưa được thường xuyên và chú trọng.

2. Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy đã thực hiện có hiệu quả.

Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ em được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển theo chiều hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ em tiếp xúc với nền giáo dục không đúng đắn sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết.

2. Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy đã thực hiện có hiệu quả.

Tạo tính tự ập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra: “ Biện pháp giáo dục tính tụ lập cho trẻ lớp 3 Tuổi B trường mầm non Hưng Đạo – Thành phố Cao Bằng

Đa số trẻ lớp tôi phụ trách chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo. Khi tiến hành rèn tính tự lập cho trẻ, thấy trẻ lớp mình thích tiếp nhận cái mới và rất thích tự làm, tôi nôn nóng dạy quá nhiều thứ một lúc, đồng thời khi hướng dẫn vì sợ trẻ không hiểu tôi phải giảng giải rất nhiều. Kết quả là trẻ chẳng nhớ được gì.

Sau này tôi mới hiểu ra rằng cần chờ trẻ thuần thục việc này rồi hãy hướng dẫn trẻ làm việc khác. Khi hướng dẫn trẻ xong và giao việc cho trẻ ,có những trẻ chưa thể tự mình làm được những việc đó là tôi nóng nảy thường la mắng trẻ, có những lời so sánh, chê bai , lên giọng kiểu như: “sao cô nói mãi mà con vẫn chưa hiểu”, “làm như thế này cơ mà”, “con đã thấy mình làm sai chưa”. Rồi tôi thấy trẻ tụt hứng không muốn làm tiếp nữa. Sau khi binh bình tĩnh lại tôi thây rằng việc , nghiêm khắc một cách cứng nhắc, la mắng bé chỉ làm bé mất tự tin với khả năng của mình

Chính vì vậy tôi suy nghĩ tìm ra nhiều giải pháp để tổ chức hoạt động lao động đạt hiệu quả hơn qua các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Lựa chọn một số công việc vừa sức với trẻ

Tôi đã cùng giáo viên cùng lớp lựa chọn ra danh sách một số việc mà trẻ lớp tôi có khả năng làm được như: Tự đi vệ sinh, tự dọn dẹp đồ chơi mầm non sau khi chơi xong, tự rửa tay bằng xà phòng , tự xúc cơm ăn và ăn sạch sẽ, lấy và cất gối đúng nơi qui định … tôi luôn động viên, khích lệ trẻ phải hoàn thành công việc được giao để trẻ cảm thấy là mình đã lớn.

Đôi khi tôi cũng có thể đưa ra một số công việc có mức độ khó khăn cao để thử thách trẻ,tạo cho trẻ thích được tìm hiểu về công việc mới, từ đó trẻ sẽ tích cực tham gia hoạt động hơn, hoàn thành công việc tốt hơn.

Biện pháp 1: Lựa chọn một số công việc vừa sức với trẻ

Biện pháp 2: Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động trong ngày

Tôi thường xuyên và chú trọng hơn đến việc lồng ghép giáo dục tính tự lập cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày như:

Giờ đón, trả trẻ: : Khi trẻ mới đến lớp tôi hướng dẫn trẻ gấp quần áo, mũ, khăn.. gọn gàng bỏ vào balo rồi cất vào nơi quy định để khi cần tìm sễ đẽ dàng và nhanh. Trước khi ra về trẻ tự kiểm tra lại đồ dùng của mình.

Sau một, hai lần tôi nhắc nhở và ngày nào trẻ cũng được thực hành các thao tác đó nên trẻ cất và lấy đồ dùng đồ chơi rất thành thạo và không cần đến sự giúp đỡ của cô cũng như của bố mẹ trẻ tự mình làm những công việc đó với tinh thần thoải mãi và vui vẻ tôi luôn khen ngợi, động viên trẻ thực hiện tốt để tạo động lực cho trẻ trong các công việc tiếp theo.

Hoạt động học: Tôi chọn một số kỹ năng để hướng dẫn trẻ như: cách rửa tay bằng xà phòng, cách cài cúc, … Khi hướng dẫn trẻ một kĩ năng nào đó, tôi hướng dẫn một cách chậm rãi từng thao tác một. Thấy trẻ đã nắm được thao tác này thì tôi mới chuyển sang thao tác khác.

Những tiết học như: Toán, nhận biết, phân biệt cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn, và yêu cầu trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị trí ngồi của mình, kết thúc tiết học cũng vậy trẻ tự thu gom đồ dùng, dụng cụ cất cất gọ gàng ngăn nắp đúng nơi qui định. Khi được tự lấy đồ dùng học tập như vậy tôi thấy trẻ rất tích cực, hứng thú học và luôn muốn khám phá xem mình được học gì từ đồ dùng đó

Hoạt động vui chơi: Tôi tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động như: Nhặt lá rụng ,nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước, nhặt rác bỏ vào thùng vui chơi ngoài trời … Tôi chia trẻ thành các nhóm nhỏ(mỗi nhóm 5-7 trẻ) và hướng dẫn mỗi nhóm một công việc khác nhau. Và khi trẻ tự mình làm hoàn thành tốt nhiệm vụ do cô giao và được khen, trẻ thấy tự tin vào bản thân, trẻ trở nên năng động  tích cực tham gia các hoạt động của lớp.

Trong hoạt động chơi ở các góc tôi gợi ý để trẻ tự chọn góc chơi, vai chơi, hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi, và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết vấn đề , để trẻ tự chơi, tự khám phá, và tìm hiểu, chỉ giúp đỡ khi bé thực sự cần. Khi hết giờ chơi trẻ tự cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.

Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: Đây là các hoạt động nhằm hình thành một số nề nếp, ý thức tự phục vụ cho trẻ. Tôi luôn tạo điều kiện để trẻ tự làm, tự trải nghiệm công việc. Tôi hướng dẫn trẻ cách cầm thìa cầm bát, tự xúc ăn, … ngoài ra còn nhờ trẻ giúp đỡ cô.

Giải pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

VD: Lớp tôi có trẻ rất thích giúp cô chia thìa vào từng bát cơm cho các bạn tôi liền nhờ trẻ chia thìa giúp cô vào các bat cơm của các bạn, có khi loay hoay làm rơi hết thìa xuống sàn. Mỗi lần như vậy tôi không tỏ ra khó chịu mà nhẹ nhàng tôi hướng dẫn động viên trẻ của tôi giờ làm rất thành thạo và trẻ nào cũng muốn được giúp cô.

Cứ như vậy hằng ngày tôi đều hỏi trẻ ai muốn giúp cô chia thìa, hay chia cơm vào bàn cho các bạn nào? Rất nhiều trẻ xung phong muốn làm giúp cô. Để trẻ nào cũng được làm mỗi ngày tôi nhờ một nhóm trẻ khác nhau giúp mình. Sau khi ăn trẻ nào cũng đã biết xếp bát thìa của mình bỏ vào rổ,nhặt thức ăn rơi vãi thu gom thức ăn thừa …sau đó, tôi nhắc trẻ tự cất ghế ,rồi tự đi lau miệng, uống nước.

Khi khát nước trẻ tự lấy ca có hình dán ký hiệu của mình trên giá, rồi rót một lượng nước vừa đủ, uống xong lại úp lên giá.

Tôi tận dụng giờ đi ngủ tập cho trẻ chuẩn bị giường ngủ. Đó có thể là cho trẻ lấy gối của mình sắp xếp vị trí gối nằm ở đâu. Và khi ngủ dâỵ tập cho trẻ thói quen cất gối vào nơi quy định. Có trẻ còn biết giúp cô trải chiếu.

Để giúp trẻ thực hiện các thói quen tự phục vụ một cách phấn khởi và nhớ lâu tôi đã kết hợp sử dụng những bài thơ, bài hát …

Giải pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

Thời gian trẻ đến trường nhiều hơn rất nhiều so với thời gian ở nhà. Những bài học trẻ được học ở trường giúp trẻ phát triển đúng yêu cầu ở độ tuổi. Tuy nhiên để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường đạt kết quả tốt nhất, tránh trường hợp cô giáo ở lớp thì giáo dục trẻ tính tự lập, còn về nhà cha mẹ lại luôn làm giúp trẻ mọi việc.

Chính vì không muốn tình trạng đó xảy ra nên tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong những giờ đón, trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh, qua các góc tuyên truyền cũng như các nhóm zalo,edu của lớp về mọi vấn đề có liên quan đến trẻ ở trường và đặc biệt là giáo dục tính tự lập cho trẻ. Bởi không phải phụ huynh nào cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề đó.

Trong những bữa cơm ở nhà để trẻ tự xúc ăn và nhắc nhở trẻ ăn sạch sẽ, trên bàn ăn, cần đặt một chiếc khăn ướt và một chiếc khăn ăn để trẻ có thể học theo người lớn tự vệ sinh cho sạch. Hướng dẫn trẻ tự đánh răng và rửa mặt trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để rèn nề nếp thói quen cho trẻ về vệ sinh cá nhân.

Ở nhà muốn hướng dẫn trẻ biết tự cất đồ chơi, sắp xếp dồ dùng gọn gàng, Một đứa trẻ khi làm tốt thì chắc chắn mong muốn nhận được lời khen. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa trẻ làm gì sai thì cũng sẽ thích nghe mẹ chê bai, phàn nàn. Do đó mà không bao giờ chê trách trẻ, ngược lại luôn phải khích lệ để trẻ hào hứng và tự lập hơn.

Bắt đầu từ những việc đơn giản và tăng dần mức độ khó lên khi bé đã quen dần. Tập cho trẻ trong các hoạt động hằng ngày của mình như tự gấp quần áo của mình hay chỉ đơn giản là đem cất cốc nước mà trẻ vừa uống xong có thể giúp trẻ tự lập hơn. Mẹ cũng có thể cho trẻ làm “chân chạy vặt” mỗi khi mẹ làm bếp, vừa tăng cơ hội gần gũi giữa mẹ và trẻ vừa giúp bé tự lập hơn.

3. Kết quả đạt được

Sau khi áp dụng biện pháp tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú tham gia vào hoạt động mà cô đưa ra, trẻ có thói quen và ý thức được các công việc mà trẻ thường xuyên làm và công việc đó đạt kết quả cao.

  • Đối với giáo viên: Đã chú trọng hơn đến việc giáo dục tính tự lập cho trẻ thông qua các hoạt động ngày ngày của trẻ, phối hợp tốt hơn với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
  • Phụ huynh ý thức được việc giáo dục tính tự lập cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhất là khi ở nhà.

4. Kiến nghị, đề xuất

Tổ chuyên môn tiếp tục thống nhất lựa chọn các hình thức rèn luyện tính tự lập cho trẻ phù hợp để đưa vào kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động phù hợp với lứa tuổi trẻ.
Người báo cáo

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG

Hiệu trưởng trường………………………………………………..xác nhận biện pháp ……………………………………………………………………………của giáo viên ……………………………………áp dụng có hiệu quả, lần đầu được dùng để đăng kí thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
…………………, Ngày…….tháng……..năm 2020

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây