KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
Thời gian thực hiện: 4 tuần
(Từ ngày 06 tháng 9 đến ngày 01 tháng 10 năm 2021)
KẾ HOACH GIÁO DỤC TUẦN IV
Chủ đề nhánh: Các cô, các bác trong trường mầm non
Thời gian thực hiện: 1 tuần. Từ ngày 27/9 – 01/10/2021
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức
– Trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Biết chào cô, chào bố mẹ trước khi vào lớp
– Trẻ biết tên cô hiệu trưởng, hiệu phó, các cô giáo, cô nuôi, bác bảo vệ và nơi làm việc của các cô các bác trong trường.
– Trẻ biết tập thể dục tốt cho sức khỏe. Trẻ biết tập cùng cô các động tác bài tập thể dục sáng theo nhạc bài hát ‘‘Trường chúng cháu là trường mầm non‘‘.
– Trẻ biết thể hiện vai chơi ở các góc một cách tự lập. Biết hành động của vai chơi. Biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, không tranh giành đồ chơi mầm non với bạn.
– Trẻ biết nhận xét việc làm tốt của mình của bạn, việc làm chưa tốt của mình và của bạn và có ý thức tự giác cố gắng và sửa chữa.
2. Kĩ năng.
– Rèn và củng cố cho trẻ khả năng quan sát khi tập cùng cô.
– Rèn kĩ năng thiết lập mối quan hệ với bạn bè, kĩ năng làm việc theo nhóm.
– Bước đầu trẻ chơi theo nhóm nhỏ, phân vai chơi, phối hợp hành động chơi theo nhóm.
– Rèn trẻ cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, đoàn kết trong khi chơi, thể hiện tình cảm trong các vai chơi.
3. Thái độ.
– Thích đến lớp, có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi đoàn kết với bạn bè.
– Trẻ có nề nếp trong học tập và vui chơi.
– Giúp trẻ biết kính trọng người lớn tuổi yêu quý quan tâm giúp đỡ bạn, yêu trường, lớp, giữ vệ sinh.
II. Chuẩn bị:
– Hệ thống câu hỏi
– Sân tập xắc xô, trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
– Góc xây dựng: Gạch, thảm cỏ, cây, các khối xốp, khối gỗ…
– Góc nghệ thuật: Các nguyên liệu cho trẻ sáng tạo như cành cây, lá cây, len vụn, vỏ hến, hạt na, sáp màu, giấy gam, giấy màu, đất nặn, bảng con, hồ dán, dụng cụ âm nhạc, mũ múa, quần áo biểu diễn…
– Góc phân vai: Bộ đồ nấu ăn, lô tô thực phẩm của 4 nhóm chất dinh dưỡng; bộ khám bệnh bác sĩ, ba nô quần áo, …
– Góc sách truyện: các loại sách truyện, rối, tranh ảnh sưu tầm về các cô các bác trong trường.
III. Tổ chức hoạt động
Tên
hoạt động |
Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | |||||
1.Đón trẻ | – Cô đến trước mở cửa cho thông thoáng phòng, quét dọn vệ sinh phòng nhóm.
– Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi qui định. – Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, học tập của trẻ. – Mở nhạc các bài hát trong chủ đề, đón trẻ vào lớp – Cho trẻ chơi ở các góc, cô bao quát trẻ chơi |
|||||||||
2. Trò chuyện | Nội dung dự kiến:
– Tên gọi của các cô, các bác trong trường – Công việc hàng ngày của các cô, các bác trong trường – Đồ dùng, dụng cụ gắn liền với công việc của các cô, các bác – Một số nội dung phát sinh |
|||||||||
3. Thể dục sáng
|
* Khởi động:
– Trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn với các kiểu chân, về đội hình 3 hàng dọc. * Trọng động: BTPTC: Tập theo lời bài hát Trường cháu đây là trường mầm non – Động tác tay: Tay giang ngang, đưa ra trước. – Động tác bụng: tay chống hông, nghiêng sang 2 bên. – Động tác chân: ngồi xổm đứng lên – Động tác bật: bật tại chỗ * Hồi tĩnh: – Đi nhẹ nhàng xung quanh sân |
|||||||||
5. Hoat động học | Thể dục:
Ném xa bằng 2 tay – Trò chơi: Chuyền bóng |
KPKH
1 số công việc của các cô các bác trong trường mầm non.
|
Tạo hình:
Nặn đôi đũa |
Truyện:
Ai tài giỏi hơn. |
Âm nhạc:
NDTT: Dạy hát: Cô giáo Nghe hát: Cô giáo miền xuôi Trò chơi: Tai ai tinh |
|||||
6. Chơi, hoạt động ngoài trời | HĐCMĐ: Trò chuyện với bác bảo vệ
– Trò chơi vân động: Thi xem ai nhanh – Chơi tự do |
HĐCMĐ: Chơi với sỏi (Xếp đồ dùng của cô cấp dưỡng)
– Trò chơi vân động: Kéo cưa lừa xẻ – Chơi tự do |
HĐCMĐ: Trò chuyện về công việc của cô cấp dưỡng
– Trò chơi vân động: Giúp cô tìm bạn – Chơi tự do |
HĐCMĐ: Vẽ theo ý thích (vẽ đồ dùng của cô giáo)
– Trò chơi vân động: Mèo đuổi chuột – Chơi tự do |
HĐCMĐ: Chơi với giấy
– Trò chơi vân động Đá bóng
– Chơi tự do |
|||||
6, Chơi hoạt động ở các góc |
*Trò chuyện:
– Cho trẻ hát bài hát “Cô và mẹ”. – Trò chuyện với trẻ về những người làm việc trong trường. – Cho trẻ cùng tìm hiểu và nói lên những phát hiện của mình về các góc chơi trong lớp. Nếu trẻ chưa biết cô giới thiệu cho trẻ biết về các góc chơi đó. – Cô gợi ý, giúp đỡ để trẻ vào góc chơi. + Cô gợi ý để trẻ nói về hoạt động ở các góc chơi, khuyến khích trẻ nhận vai chơi, góc chơi. + Cô gợi ý, giúp đỡ trẻ nhận vai chơi, góc chơi và chơi ở các góc – Hôm nay các con sẽ làm những cô giáo, cô nuôi trong trường dạy học rất giỏi và nấu ăn cũng rất tài vậy ai chơi ở góc chơi này. – Ai sẽ là những chú công nhân xây dựng? góc xây dựng ở đâu? các chú thợ xây sẽ xây gì và xây như thế nào? – Ai là nhạc công và những họa sĩ tài ba xin mời vào góc nghệ thuật. – Góc sách truyện có nhiều sách đẹp, hấp dẫn bạn nào thích hãy về góc đó nào? – Cô mời các con về góc chơi của mình. * Trẻ vào góc chơi: – Góc phân vai: nấu ăn, cửa hàng thực phẩm, khám bệnh, cô giáo đang dạy học. – Góc xây dựng: Xây khu vui chơi. – Góc sách: xem sách truyện, tranh ảnh về các cô, các bác trong trường. – Góc nghệ thuật: Tô tranh mầu, vẽ, nặn đồ dùng, dụng cụ làm việc của các cô, các bác trong trường. * Kết thúc: – Cho trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. |
|||||||||
7. Chơi hoạt động theo ý thích buổi chiều | *Trò chơi: Gieo hạt
*Hoạt động: Đọc bài đồng dao: Rềnh rềnh ràng ràng. * Chơi tự chọn
|
*Trò chơi: Chuyền bóng cho nhau
* Hoạt động: Nghe các bài hát dân ca
* Chơi tự chọn
|
*Trò chơi: Cáo và thỏ
(Mới)
* Hoạt động : Làm quen với truyện Ai tài giỏi hơn * Chơi tự chọn |
*Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ
* Hoạt động : Giải câu đố
* Chơi tự chọn |
*Trò chơi: Cáo và thỏ.
* Hoạt động : Lao động vệ sinh. * Chơi tự chọn – Nêu gương cuối tuần |
|||||
Nêu gương cuối ngày | ||||||||||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | |||||||||
– Cô cho trẻ hát bài hoa bé ngoan.
– Cô và các con vừa hát bài gì ? – Bài hát nói về điều gì ?
– Cô cùng trẻ kể về những việc làm tốt trong ngày. – Cô khen ngợi tuyên dương chung cả lớp. – Tặng cờ cho trẻ và giao nhiệm vụ cho trẻ vào ngày hôm sau. – Cho trẻ hát và đọc thơ trong chủ đề. |
– Trẻ hát cùng cô
– Hoa bé ngoan – Các bạn đến lớp ngoan ngoãn. – Trẻ kể cùng cô. – Trẻ nhận cờ – Trẻ chú ý nghe
– Trẻ hát đọc thơ cùng cô |
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
I. Mục đích:
* Trẻ nhớ tên vận động “ném xa bằng 2 tay”, biết đưa tay lên cao để ném bóng đi xa. Biết tập đúng nhịp bài tập phát triển chung, biết chơi trò chơi “Chuyền bóng”.
– Trẻ biết công việc hàng ngày của bác bảo vệ như chông trường, vệ sinh sân trường.
– Trẻ biết cách chơi trò chơi chơi đúng cách đúng luật (Thi xem ai nhanh, gieo hạt).
– Trẻ biết đọc đồng dao cùng cô.
* Hình thành kĩ năng nhanh nhẹn, khi ném bóng đi xa
– Rèn trẻ kỹ năng phối hợp tập thể và tuân thủ quy định chung khi ra khỏi lớp.
– Rèn cho trẻ kĩ năng đọc to rõ lời.
* Giáo dục trẻ yêu thích luyện tập. Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua trong tập thể. Đoàn kết, nhường nhịn, chia sẻ trong khi chơi.
– Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và cất đồ chơi đúng quy định.
II. Chuẩn bị:
– Địa điểm ngoài sân, trong nhà.
– Đồ dùng của cô: Bóng, phấn vẽ, vạch kẻ thẳng, sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. que chỉ, máy tính. Một số bài đồng dao, tranh ảnh, câu đố, bài hát về chủ đề.
– Cô liên hệ với bác bảo vệ.
– Đồ dùng của trẻ: Bóng, quần áo, giầy dép phù hợp với thời tiết.
III. Tiến hành